Hiển thị các bài đăng có nhãn Blog EBTeacher. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Blog EBTeacher. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 24 tháng 1, 2017

Fw:Email


Chào bạn Trịnh Kim Đồng,
Tết đến rồi, rất nhiều người khi gặp bạn thường hỏi: “Công việc có tốt không? Lương có nhiều không? Bao giờ lấy vợ?” Còn tớ sẽ mỉm cười và hỏi bạn rằng: “Tính cách của bạn có tốt hơn không?”
Sau đây là 5 điều bạn cần nhớ thêm để có tuổi 24 trưởng thành hơn. 
***
Thứ 1: Học cách nhận sai
Con người thường không chịu nhận sai, luôn đổ lỗi cho người khác, nghĩ rằng bản thân là đúng, kì thực không nhận sai đã là một lỗi sai. Đối tượng nhận sai có thể là bố mẹ, bạn bè, các mối quan hệ xã hội, thượng đế, thậm chí là nhận sai với cả con cái hay người không tốt với bạn, khi ấy bản thân chúng ta chẳng mất gì, ngược lại còn thể hiện lòng độ lượng của bạn.
Thứ 2: Học cách điễm tĩnh trước việc khó, dịu dàng trước người thân
Răng người thì cứng, còn lưỡi lại mềm, khi đã đến cuối cuộc đời, răng rồi sẽ rụng hết, còn lưỡi lại không thể rụng, đời người rất dài nếu chỉ cứng sẽ chỉ chịu thiệt. Tu dưỡng lớn nhất của đời người chính là trái tim dịu dàng.
Thứ 3: Học cách nhẫn lại và suy ngẫm
Trong cuộc sống này biết nhịn một chút, gió yên biển lặng, nhường một bước trời cao biển rộng; nhẫn, rồi mọi sự sẽ được giải quyết ổn thỏa. Nhẫn chính là biết cách xử lý, biết giải quyết, dùng tri thức, năng lực để biến chuyện lớn hóa nhỏ, chuyện nhỏ hóa không. Để sống, để tồn tại, có chữ nhẫn, có thể thấu hiểu hết mọi tốt xấu của cuộc đời, thậm chí tiếp nhận nó.
Thứ 4: Học cách giao tiếp với mọi đối tượng
Giao tiếp mà kém, sẽ dẫn đến những chuyện không hay, cãi vã và hiểu lầm. Thứ quan trọng nhất chính là giao tiếp, cùng nhau tìm hiểu, cùng nhau tha thứ, cùng nhau giúp đỡ, mọi người đều là bạn bè tốt, nếu chỉ biết cãi nhau, không giao tiếp thì làm sao có hòa bình đây?
Thứ 5: Học cách buông bỏ những việc phiền hà, buồn bực
Đời người cũng giống như cục tẩy, khi cần thì dùng đến, khi không cần hãy đặt nó xuống, lúc cần buông hãy buông, đừng giống như kéo một chiếc vali thật nặng, mãi không tự do. Cuộc đời con người là hữu hạn, nhận sai, tôn trọng, bao dung, buông tay, như vậy mới có được tự do! 

Thứ Năm, 14 tháng 4, 2016

もっと幸せになる10の方法

10 things that make you happier

- 他人のために何か良いことをする。
Do something nice for someone else.
- 職場のより近くへ引っ越す。
Move closer to where you work.
- スポーツクラブに加入する。新しい友達も作れるし、運動もあなたのためになる。
Join a sports club. You'll make new friends and the exercise will do you good.
- 毎日少なくとも10分間、瞑想する。
Meditate for at least 10 minutes every day.
- ジャンクフードを食べない。
Don't eat junk food.
- ペットを飼う。
Get a pet.
- 楽しい雰囲気の音楽を聴く。
Listen to happy music.
- プラス思考の人達を周りに置く。
Surround yourself with positive-thinking people.
- コメディを見る 。
- Watch a comedy.
- もっと睡眠をとる 。
- Get more sleep.

Chủ Nhật, 31 tháng 1, 2016

Truyện cười

Hai cộng chín bằng mấy?  
- bằng bảy ạ !!!
5 phút sau 
- à chín.

Gái saitama có hai loại: 
Thứ nhất là xấu như con gấu, còn loại còn lại là xinh như con tinh tinh. Em chọn đi: 
-Xinh như con tinh tinh ạ.

Chơi trò đánh đau bao nhiêu thì yêu nhiều bấy nhiêu nhé
-Đừng đánh em.
Anh không đánh em đâu vì nếu đánh em, thương lắm. Sẽ phải yêu em nhiều hơn. 
-Thế thì.. đánh em điiiii.


-Nếu em xinh hơn thì anh yêu em hơn nhỉ.
Đương nhiên. Nhưng em phải cố gắng nhiều nhé, xấu như em phải trang điểm trên 3 tiếng mới được ra ngoài.
- :((((( Hàng ngày em chỉ trang điểm 10 phút thôi ... 
Xấu như con gấu.
- Nhưng thông minh như tinh tinh mà !!


Anh cũng rất vui vì được gặp mẹ em, cô ấy rất tốt, rất hiền, giống em.
- Mẹ và em không giống đâu.
Ừ, vậy thì mẹ em rất tốt, rất hiền, còn em thì ngược lại. (Cười)
- E, eeeee- Không phải !!! Ngoại hình của em không giống mẹ em.
À, em giống cô hàng xóm hơn nhỉ.
- Cô hàng xóm là ai ??? Em giống cô hàng xóm à ... ??? Thế thì không xinh nhỉ... ? Em vẫn trẻ mà. 
...

Này, em xinh như Thị Nở ấy.
Yeahhhhh!

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

ĐẠI BÀNG và NGỰA

Đại bàng đang bay trên trời cao, ngó thấy chú ngựa chạy dưới thảo nguyên, nó liền sà xuống rồi bảo:
- Ta nghe đồn, trong bách thú thì ngươi được mệnh danh là kẻ chạy nhanh, chạy khỏe. Nhưng nếu chỉ biết quanh quẩn ở dưới đất thì thật là uổng.
Ngựa dừng chân, lắc lư mớ tóc bờm rồi nói:
- Ta cũng nghe nói, trong muôn điểu, chỉ có ngươi là kẻ làm chúa bầu trời. Nhưng nếu chỉ biết nhìn trông vạn vật từ một phía nơi đôi cánh, mà không cảm nhận được những kỳ thú dưới chân mình, thì cũng thật là đáng tiếc.
Cả hai nói xong thì đều nhếch mép cười nhạt, rồi kẻ trên trời thì bay, người dưới đất thì chạy, chẳng ai ngó lại nhìn nhau. Chuyện dừng ở đó.
----------------------------------------
Sau này, có người học trò nghe được chuyện này, bèn nói:
- Quả thật là uổng! Quả thật là tiếc! Khuyển Mã khỏe chân thì thường hiềm đất hẹp, Ưng Điểu cánh rộng thường ngặt nỗi trời lùn. Ví phỏng trời đủ cao cho Ưng Điểu bay lượn thì chúng đâu tì nạnh với những kẻ dưới chân mình, lại ví phỏng đất đủ rộng cho Khuyển Mã vung chân thì chúng cũng đâu cần phải để ý đến những thứ trên đầu chúng nữa. Thế gian điên đảo vì không ai chịu nhìn mình, chỉ biết nhìn kẻ thấp người cao mà sinh ra lắm chuyện. Thiên hạ chưa bao giờ yên ổn cũng bởi thiên đạo bày ra Càn Khôn nhưng trời đất lại chẳng đủ cao rộng cho muôn loài hít thở. Cho nên, từ vô thủy đến vô chung, cái mộng của thế nhân về một thế giới không có ma quỷ là điều không tưởng. Nếu không có Sa-tăng và ma quỷ, thì chúa hay phật cũng chẳng cần thiết phải có làm gì. Khi con người ta không biết mình là ai, cứ thích làm việc của người khác, cứ muốn có những gì người khác có, thì sự Bình-An trong thân tâm không còn nữa. Mống loạn khởi tự trong mình, chứ thế giới có náo loạn chi đâu. Cái khổ, không phải vì thiếu thốn hay vất vả, mà cái khổ khởi từ chỗ ta không biết quý cái mình có, lại còn luôn truy cầu cái người khác có. Thêm nữa là, chẳng biết cách sửa khiếm khuyết của bản thân mình, lại còn luôn chê bai kẻ khác. Tạo hóa bày ra Càn Khôn, tuy có hơi kẹt xỉn một chút vì không để cho trời đất đủ cao rộng, ấy cũng vì cái ý tạo hóa muốn chúng sinh muôn loài vì nhau mà sống. Mà muốn sống vì nhau được, trước hết phải tự biết mình vậy!

Từ Thầy Chu Giang Phong

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Nhật Bản

Thập niên 60, trừ Nhật, tất cả các nước châu Á đều nghèo. Vô trang web của ngân hàng thế giới sẽ thấy GDP của các nước châu Á trong thập niên này đều tiệm cận mức 0, tức chẳng có gì. 

Chương trình giáo dục các nước châu Á bắt nguồn từ các nước châu Âu, như ở Hồng Công, Singapore, Miến Điện, Thái Lan…là giáo dục hệ Anh quốc, các nước khác là giáo dục hệ Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan..tùy theo từng là thuộc địa của nước nào. Tuy nhiên, giáo dục “Tây” áp dụng cho “Ta” trong thời điểm này hoàn toàn không thích hợp, vì cách tư duy của người phương Đông khác phương Tây. Duy chỉ có Nhật bản, với tư tưởng “Thoát Á Luận” của Fukuzawa (thoát ra sự ràng buộc chằng chịt của tư duy người châu Á) có từ thời Minh Trị Thiên Hoàng, họ lấy toàn bộ sách vở từ châu Âu, chủ yếu là từ Đức, về biên soạn lại. Và hiệu quả bất ngờ, chỉ sau 2 thế hệ học sinh, Nhật trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, và là quốc gia da vàng mũi tẹt duy nhất trong hàng ngũ G7 đến tận bây giờ. Người Nhật giàu có cả trăm năm, nên cốt cách nó khác với các anh nhà giàu mới nổi sau này. 

Thấy giáo dục Nhật quá hay, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Công gần như bê nguyên chương trình giáo dục của Nhật áp dụng. Và chỉ đúng 1 thế hệ học sinh ra trường, bốn quốc gia trên trở thành 4 con rồng châu Á. Giáo dục Nhật tập trung vào 3 yếu tố chính là TINH THẦN DÂN TỘC, TÍNH KỶ LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC, trong đó chủ yếu là thoát được tư tưởng tiểu nông ích kỷ cá nhân nhỏ hẹp. Dân tộc nào hội đủ 3 tính cách này, dân tộc đó sẽ trở thành dân tộc đi “cho việc”, tức mang nhà máy xí nghiệp việc làm đến dân tộc khác để người ta làm cho mình. Ở bất cứ xã hội nào, một người từ làm thuê muốn trở thành ông chủ lớn, cũng phải có 3 tính cách trên, không thể khác được. 

Phillipines

Phillipines lại chọn cách xây dựng một hệ thống giáo dục cực kỳ thực tế. Từ lớp 1, học sinh Phi được học tất cả các môn bằng tiếng Anh, theo sách giáo khoa của Mỹ và Tây Ban Nha. Mục đích của cách đào tạo của giáo dục Mỹ là “to find a job” tức là hướng đến tìm việc làm sau khi ra trường. Phần lớn sinh viên ở Phi khi hỏi “học để làm gì”, họ sẽ trả lời là “để xin việc”. Ở Phi, có khái niệm “việc làm ngon” trong khi ở Nhật Bản và 4 con rồng châu Á, người ta chỉ nói “việc làm”. Ở Phi, người ta cũng có khái niệm “a pretty academic degree” tức “bằng cấp đẹp”. Năm 2009, 8.6 triệu người Phi với đủ thứ bằng cấp trên tay, đi làm việc ở 214 quốc gia trên thế giới, chủ yếu là Arab Saudia, Malaysia, Singapore, Nhật, Canada, Hồng Công, Anh, Úc, Mỹ…mỗi năm gửi về nước 17-18 tỷ đô la Mỹ (số liệu năm 2008), hơn 10% GDP, một con số rất lớn.


Ở Phillipines, ông chủ các nhà máy phần lớn là người gốc Hoa (Phúc Kiến/Quảng), vốn chiếm khoảng ¼ dân số (đa số là người lai hoặc có tổ tiên là người Hoa, còn người gốc Hoa thuần chiếm rất ít, 1.6% dân số/2008). Người Phi gốc mang đặc trưng của cư dân Đông Nam Á, da ngăm đen, mũi to, mắt đo, tóc xoăn, ngực nở, nhìn rất đẹp. Người Phi được trời phú cho khả năng hát ca hơn người. Các viện đào tạo ca sĩ và nhạc công, vũ công trên đất Phi nhiều vô kể. Nếu bạn vô mấy khách sạn 5 sao ở các thành phố lớn khắp thế giới, sẽ thấy thường trực những ban nhạc người Phi chơi cực kỳ hay.

Tạo hóa cũng ban cho người Phi khả năng ngôn ngữ tuyệt vời, nên họ nói tiếng Anh hay hơn Singapore hay Ấn Độ nhiều, cấu tạo dây thanh quản trong cổ họng của họ giống người da trắng nhất. Người Phi tận dụng thế mạnh này và đào tạo ra giáo viên tiếng Anh xuất khẩu khắp nơi. Các trung tâm ngoại ngữ lớn ở châu Á đều có mặt các giáo viên người Phi. Ở Phi, công nghệ bằng cấp cực kỳ đa dạng. Cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ…được đào tạo với nhiều hình thức khác nhau, nên dân chúng Phi thường có bằng cấp rất tốt. Họ cũng xuất khẩu bằng cấp cho các nước thích sở hữu bằng. Một nền kinh tế “xin việc” thì thường đề cao yếu tố bằng cấp hơn các nền kinh tế “cho việc”, vì ít ai hỏi ông chủ ông tốt nghiệp trường gì, chỉ thấy làm giỏi là được.

Ở Phi, có 2 nghề họ cũng đào tạo rất kỹ là giúp việc nhà và y tá. Nếu bạn đến chữa bệnh ở Singapore, phần lớn các y tá tiêm thuốc phát thuốc đến từ quốc gia vạn đảo này. Họ dẻo dai, làm việc cực nhọc cỡ nào cũng chịu được, lại vui vẻ yêu đời.

Đàn ông Phi thì thường làm việc ở các nhà máy hay nông trại do các ông chủ từ các quốc gia “cho việc” như Nhật, 4 con rồng châu Á sang đầu tư. Vì về mặt địa lý, Phi gần như trung tâm. Từ Seoul, từ Tokyo hay Đài Bắc cũng chỉ 2-3 tiếng bay là tới. Các công ty đa quốc gia cũng đặt nhà máy tại đây, vì giá lao động rẻ và tiếng Anh giỏi. Đàn ông Phi còn được xuất khẩu lao động sang Singapore, Trung Đông để làm các công việc nặng nhọc như xây dựng, trèo tường lau cao ốc, chặt cây xanh, thông cống đường sá, cho sư tử ăn trong sở thú…, những nghề nguy hiểm mà người bản xứ sợ chết hẻm chịu làm.

Kháng cự được sự mê hoặc

Đàn ông phải kháng cự được sự mê hoặc!

Đàn ông hơi khó hiểu đôi lúc mất tích với công việc. Nhưng khi rảnh hãy cẩn thận với mạng xã hội và phụ nữ họ sẽ marketing bằng hình ảnh xinh đẹp thường được chỉnh sửa và khủng bố bạn trên các phương tiện truyền thông, bài hát, triết lý sống. Họ có vô vàn các trải nghiệm qua các câu chuyện, hay bí kíp được truyền bá bí mật với nhau, hoặc truyện ngôn tình nào đó họ được đọc! Có hẳn 1 quyển sách dạy cách mê hoặc cánh mày râu, nó thực sự quá nguy hiểm!

Hãy tập trung vào sự nghiệp hay công việc của bạn, cứ sai lầm vài lần đi đủ để bạn lớn hơn, nhưng hãy nhớ rằng bạn còn gia đình, người thân yêu để nỗ lực rất nhiều, thường thì chúng ta đi tìm kiếm 1 người hoàn hảo nhưng điều chúng ta có thể làm là luyện tập 1 cách hoàn hảo để mình trở nên tốt hơn mà thôi!


Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Hai câu chuyện cần đọc khi bạn nản lòng

Câu chuyện 1:
Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:
– Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.
Nhà sư đưa cho cô gái 1 cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc, nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng, cô buông tay làm vỡ cốc.
Lúc này nhà sư từ tốn nói:
– Đau rồi tự khắc sẽ buông!
Bài học rút ra: Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?
☕ Câu chuyện 2:
Một chàng trai đến tìm nhà sư, anh hỏi:
– Thưa thầy con muốn buông xuôi vài thứ nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng.
Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong.
Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon. Lúc này nhà sư từ tốn nói:
– Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!
Vấn đề là tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp lên.
Bài học rút ra: Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên & bỏ xuống chuyện của chính mình.

Sưu tầm 

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Giới thiệu quyển sách: Dưới cái nhìn anh Hề (The Clown)

The Clown - Cuộc đời này có ai không phải là một anh hề?

Có lẽ trong mọi thời đại, sự tự do của mỗi cá nhân luôn luôn xung đột với những nền tảng đạo đức tự phong của xã hội, và hơn thế nữa, nếu cái xã hội mà cá nhân đó tồn tại còn bị kìm kẹp bởi những "giáo quy" của đời sống, thì nó còn bị những giáo điều của tôn giáo kìm kẹp. Những giáo quy và giáo điều đó khiến cho sự tự do theo cách mà một cá tính nào đó muốn luôn luôn giống như chiếc diều không thể bay thoát khỏi sợi dây của mình để rồi cứ phải đứng một chỗ, nương theo chiều gió, nếu không còn gió nữa thì rơi rụng vào chính nỗi cô đơn và sự khắc khoải của chính mình, và rồi tự diệt.

Sự xung đột đó là điều khiến cho những tác phẩm viết về chủ đề này luôn luôn có giá trị mang đến sự chạm mạnh vào tâm hồn của những người đọc, nơi mà sự cô đơn và ước muốn trốn thoát khỏi đời sống vô cùng mạnh mẽ và buồn bã. Tiểu thuyết The Clown (Opinions of a clown - Dưới cái nhìn của một anh hề) của nhà văn Đức Heinrich Boll đã chạm mạnh vào tâm hồn tôi bởi một câu chuyện như thế. Câu chuyện về một người nghệ sĩ chuyên diễn hề trên sân khấu, nhưng thật ra ai chẳng là anh hề, chẳng là một kịch sĩ trong vở kịch lớn u buồn là cuộc đời này. Một anh hề 27 tuổi sinh ra ở Bonn, phải đi diễn ở khắp nơi trên đất nước trong thời Hitler đến sau thời kì Hậu Chiến ở Đức. Cùng với người mình yêu - một người theo đạo Cơ Đốc Giáo luôn luôn bị ám ảnh bởi tội lỗi mình mang khi chung sống như vợ chồng với anh dù chưa cưới. Và khi một tai nạn nghề nghiệp xảy ra, a bị xã hội chán ghét và cười mỉa mai lên sự nghiệp vì một bài báo dìm anh đến tận cùng. Anh quay về Bonn trong thương tật cả thể xác và tâm hồn. Ở đó, tại quê nhà của mình, trong căn phòng của mình chỉ trong vài tiếng đồng hồ là một sự hồi tưởng đầy hằn học, mỉa mai về quá khứ với gia đình, bạn bè, những mối quan hệ xã hội, đan xen đó là sự kết nối một cách tuyệt vọng với thế giới bên ngoài hòng mong cứu giúp anh thoát khỏi cảnh thương tật và cùng quẫn đang ám thị đầu óc anh với sự trống rỗng đến đau lòng.

Như tôi đã nói ở trên, mỗi cá nhân giống trên đời đều giống như một vai hề khi mà bên trong nụ cười là những sự chất chứa không vui vẻ, không màu mè mà đầy u tối khi cuộc sống thoát ra khỏi cái đơn giản và dễ thở của tuổi thơ để đi vào trong đó sự đối diện đầy hài hước trong sự mỉa mai bất tận của cuộc sống. Nhân vật chính của Heinrich Boll là một người vô cùng bất hạnh, bất hạnh cả khi anh được sinh ra trong một gia đình triệu phú, nhưng có một người mẹ ích kỉ, bủn xỉn và giả dối, một người cha khô khan và kiểu cách, thông minh nhưng lạnh lẽo, một gia đình như vậy, đã để cho chị gái người mà anh vô cùng yêu quý nhưng có tính cách mạnh mẽ và đối lập người mẹ đi ra mặt trận để rồi hy sinh ở đó, một cậu em trai luôn giúp đỡ yêu thương anh, chọn nhà thờ là nơi để nương tựa. Còn anh, thi mãi không đỗ được hết trung học vì không chịu đồng ý với khuôn mẫu sai lầm của một câu chuyện cổ tích mà nhà trường dạy. Anh chọn đi con đường của mình, trở thành một nghệ sĩ hài, một diễn viên hề. Và trên hết, anh chọn Marie là người vợ của mình, một người vợ không chính thức nhưng là người mà anh yêu đến tận cùng trái tim mình, một người anh sẽ luôn luôn thủ tín với nguyên tắc 1 vợ một chồng của mình.

Với một giọng văn đơn giản nhưg cay nghiệt và đầy mỉa mai, qua cái nhìn của anh hề, xã hội Đức đã hiện lên trong dáng vẻ của sự đạo đức giả đầy ghê tởm của chính trị, của chiến tranh, của tôn giáo. Anh không theo tôn giáo nào, ở anh chỉ có cái nhìn đầy thách thức đối với đời sống tôn giáo, cái nhìn của một người nhìn ra trong tôn giáo đó, những cá thể đại diện cho nó luôn luôn thể hiện sự ma mãnh đáng tởm, sự lừa đảo đầy gớm giếc. Anh luôn sẵn sàng cưới Marie thậm chí chấp nhận xin giấy của nhà thờ Cơ Đốc Giáo để khiến cho Marie không cảm thấy tội lỗi, nhưng anh cũng không chịu nổi việc bắt buộc mình phải kí giấy hứa cho con mình sau này được làm phép thông công của đạo đó. Vậy mà sau đó, Marie lại đi theo một kẻ Cơ Đốc giáo, cô muốn chọn lại con đường cho mình nơi mà cô không phải chịu tội lỗi nữa. Một sự mỉa mai đến khôn cùng, một sự ngoại tình thông dâm được hợp thức hóa. Mỗi một nhân vật xuất hiện trong cuộc sống của Hans - anh hề là một bộ mặt không trang điểm, không hóa trang nhưng đó lại chính là những chiếc mặt nạ xấu xí và khôn khéo mà người ta dễ dàng mang cho mình để thỏa mãn những giáo lý của xã hội. Còn Hans, anh chỉ cảm thấy là chính mình khi anh hóa trang thành chú hề, với chiếc mũ đỏ, những vệt trắng đen tô trên mặt, một khuôn mặt của người nghệ sĩ méo mó trước trọng lực của đời sống mà Hans không thể chịu đựng nổi. Mà sự thất bại lớn nhất lại đến từ người mà anh yêu nhất. Ngay cả tình yêu đó, cái tình yêu mà Marie đã từng hứa hẹn đến trọn đời đó cũng không thể ở lại bên anh vì tội lỗi ngớ ngẩn nào đó được quy chụp đến từ tôn giáo. Xã hội là vậy, luôn luôn là những chiếc kìm vạn năng có khả năng cắt đứt mọi thứ tình cảm dù nó đưojc thề thốt trên sự chung thủy và cái chết.

Ở Hans tôi thấy được sự cay nghiệt của số phận khi anh tìm cách đi nghịch lại con đường, những lối mòn có sẵn êm ái và dễ chịu nếu xét theo hệ quy chiếu với mẫu số chung là những cá nhân tính như cha mẹ Hans hay những mối quan hệ khác của anh. Trong cái sự đối ngược đó, đôi khi anh bất lực và tuyệt vọng đến mức đi xin từng đồng xu một của những người anh quen biết, anh chọn một lối sống tự do và không ràng buộc và không phụ thuộc vào bất cứ cái gì, để rồi đến lúc chính anh lại vật vã với môt đồng Mác còn lại duy nhất mà trong một khoảng khắc bất đồng anh vất nó qua cửa sổ, để rồi cứ mải miết tiếc nuối những điếu thuốc có thể mua được, chiếc bánh mì có thể mua được từ đồng Mác đó. Và khi không thể biểu diễn kiếm tiền được nữa, anh chấp nhận liệt kê một danh sách những người có thể gọi điện để hỏi vay tiền, để rồi từ họ, anh nhận được sự mỉa mai, sự chối bỏ tình cảm, sự thương hại tội nghiệp... để rồi anh nhận ra rằng, xung quanh anh chẳng còn ai, chẳng còn ai có thể giúp anh thậm chí cả người em trai của mình. Cái hình ảnh anh tự hóa trang cho mình, rồi cầm cây đàn guitar ra ga ngồi hát và đặt ngửa cái mũ bên cạnh như một kẻ hát rong là hình ảnh của sự tuyệt vọng đến tận cùng khi tất cả các mối quan hệ trong xã hội của anh dường như chỉ là con số 0 tròn trĩnh khi chẳng ai, không ai có thể hiểu được anh, hiểu được cái hoàn cảnh khinh khủng mà anh đang trải qua.

Hans chính là hình ảnh phản chiếu của ta trong cuộc sống hiện đại, khi mà mỗi người chúng ta đều phải đấu tranh với chính bản ngã của mình để lựa chọn con đường đi trong cuộc đời, đó là đi theo sự lựa chọn của gia đình, hay thoát khỏi gia đình để làm theo cách mà chúng ta tin rằng chúng ta sẽ tự do. Và hơn nữa, đó là sự rành rẽ và nhận ra được những khuôn mặt mà ta gặp trong cuộc đời, đa phần chúng ta đều để ra bên ngoài mình khuôn mặt của một anh hề mà cất vào bên trong khuôn mặt thật của mình, liệu rồi chúng ta có nhận ra trong những mối quan hệ đó, khuôn mặt hề nào thực sự là khuôn mặt đáng để tin tưởng, là một người bạn thực sự, nhưng dù có thế thì sự xung đột của chính bản thân chúng ta với xã hội và những luân lý thường nhật của nó là điều ta không thể tránh được. Câu chuyện của Boll có một tầm rộng lớn về sự bao quát đối với những vấn đề của xã hội từ chính trị cho đến tôn giáo, nhưng ta luôn luôn nhìn thấy trong đó, ở Hans nhân diện của chính mình trong sự bối rối và khó khăn khi tự mình bước đi trong cuộc sống. Sự vấp ngã là tất yếu, nhưng sự vấp ngã đó có khiến ta phải chọn lại con đường tự do ta đã chọn hay không lại là câu chuyện tiếp của mỗi người.

“I am a clown...and I collect moments.” - Heinrich Böll, The Clown

- Tuấn Lalarme -

Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

Bài diễn văn của Tiến sỹ Trần Vinh Dự

Bài diễn văn của Tiến sỹ Trần Vinh Dự gây chấn động dư luận và được so sánh với bài phát biểu của huyền thoại Steve Jobs tại ĐH Stanford năm 2005.
Tôi rất hân hạnh được có mặt trong buổi lễ tốt nghiệp ngày hôm nay của các bạn, những cựu sinh viên yêu quý của trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ.

Trong ngày vui này, tôi muốn chia sẻ với các bạn 3 điều với tư cách là một người bạn. Chỉ có 3 điều thôi, không có gì là lớn lao.

Điều thứ nhất là về sự thất bại 

Tôi tự cho mình là một người dám chấp nhận thất bại. Thất bại đầu đời của tôi là trong năm đầu Đại học. Tôi vào học Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 1995 và đặt mục tiêu phải lấy được học bổng để đi Úc học ngay trong năm đầu tiên.

Để làm được việc đó, tôi phải đứng đầu trường về thành tích học tập. Kết quả học tập của tôi năm đó đứng đầu trường.

Nhưng đáng tiếc là chương trình học bổng của Úc mà tôi nhắm tới năm đó kết thúc. Giấc mơ không thành, tôi đã khóc nhiều ngày, nhưng tôi không bỏ cuộc.

Khi tốt nghiệp Đại học, tôi cũng tốt nghiệp đứng đầu khoá. Tôi được trường Đại học Quốc Gia Hà Nội giữ lại làm giảng viên. Thế nhưng mức lương khi đó chỉ có 400 nghìn đồng mỗi tháng, đủ cho tôi uống café và ăn sáng vài ngày.

Tôi nộp hồ sơ xin việc ở nhiều nơi, và trong suốt 6 tháng trời, tôi chỉ nhận được hết cái lắc đầu này tới cái lắc đầu khác. Lại một thất bại nữa.

Sự thất bại trong việc tìm việc làm tốt và lương cao khiến tôi nhận ra tôi cần phải làm tốt hơn nữa. Tôi đã dành một năm tự học và xin học bổng.

Thời kỳ này áp lực lớn tới mức tóc trên đầu tôi rụng từng mảng. Tôi cao 1m74, và khi đó tôi chỉ nặng hơn 50 kg đôi chút.

Nhưng nỗ lực của tôi cuối cùng không uổng. Tôi được nhận học bổng của viện Harvard Yenching tại trường Đại học Harvard và được nhận vào học tại Đại học Tổng hợp Texas tại Austin. Năm 24 tuổi, tôi bắt đầu qua Mỹ học tiến sĩ Kinh tế.

Gần 6 năm học tiến sĩ là một thời kỳ gian khổ, đặc biệt là trong giai đoạn làm luận án.

Các thất bại liên tiếp trong nghiên cứu và áp lực phải thành công để tốt nghiệp là đặc biệt nghiêm trọng.

Nếu thời gian kéo dài quá lâu, học bổng của tôi sẽ hết, và tôi sẽ phải bỏ cuộc và về Việt Nam với hai bàn tay trắng. Vì thế nhiều lúc quẫn trí tôi đã tính đến việc tự sát.

Thế nhưng cuối cùng tôi vẫn vượt qua được. Khi tôi tốt nghiệp đầu năm 2007, tôi là một trong 3 nghiên cứu sinh được đánh giá cao nhất trong số khoảng gần 20 tiến sĩ Kinh tế tốt nghiệp năm đó của trường.

Ngay từ trước khi ra trường, tôi đã có việc làm tại Mỹ với mức lương khởi đầu 6 con số, tức là hơn 100 nghìn USD/năm.

Năm 2010, tôi về Việt Nam và bắt đầu làm việc cho một Quỹ đầu tư lớn nhất nhì Việt Nam trên cương vị cố vấn kinh tế cao cấp. Nhiều người ngăn cản quyết định này. Nhiều người cho tôi là ngu ngốc.

Và quả thật, tôi bị sa thải chỉ sau 3 tuần làm việc ở tập đoàn này. Lý do, các lãnh đạo của họ sợ những gì tôi nói và viết có thể ảnh hưởng đến tương lai chính trị của tập đoàn. Lại một thất bại nữa. Lần này nặng hơn vì tôi đã 33 tuổi.

Nhưng chính nhờ thất bại này, sự nghiệp của tôi rẽ sang một lối đi mới. Tôi tham gia cùng các bạn bè thân hữu của mình xây dựng công ty tài chính TNK Capital, giờ là một công ty tư vấn tài chính uy tín ở Việt Nam.

Từ công ty này, chúng tôi lập ra Ismart Education, một công ty tiên phong ở Việt Nam trong lĩnh vực giải pháp giáo dục số, và đầu tư vào Học viện Giáo dục Hoa Kỳ, là công ty sở hữu trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ.

Đó cũng là lý do mà tôi đứng trước các bạn ngày hôm nay với tư cách Chủ tịch của trường.

Những thất bại mà tôi gặp phải trong 20 năm qua có thể chưa phải là những thất bại lớn. Tôi có thể sẽ còn gặp thêm nhiều thất bại nữa trong những năm tới. Nhưng mỗi khi thất bại, tôi lại thấy mình trưởng thành hơn và quyết tâm hơn.

Ngày hôm nay các bạn ra trường, cũng giống như tôi ra trường hồi 15 năm trước. Dù học giỏi tới đâu, hành trang lập nghiệp của các bạn cũng giống như tôi ngày đó, vẫn còn nghèo nàn lắm.

Các bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, và sẽ có nhiều thất bại. Có những thất bại sẽ làm các bạn bật khóc. Có những thất bại sẽ làm các bạn không thể khóc thành lời.

Có những thất bại sẽ làm các bạn mất niềm tin và gục ngã. Có những thất bại thậm chí làm các bạn đau đến mức ước như mình chưa bao giờ được sinh ra.

Trong những giờ phút ấy, hãy nhớ rằng ai cũng sẽ phải trải qua những thử thách tương tự.

Cái gì không giết chết được chúng ta thì sẽ làm chúng ta lớn mạnh hơn. Tôi mong điều ấy ở các bạn. Và đó là chia sẻ đầu tiên.

Điều thứ hai là về sự hữu hạn của cuộc đời

Khi tôi còn ở những năm đầu của tuổi 20, tôi không bao giờ nghĩ đến một ngày nào đó mình trở nên già đi. Với tôi khi đó chỉ có tuổi trẻ.

Thế nhưng đứng trước các bạn ngày hôm nay ở đây, tôi nhận ra 15 năm đã trôi qua như một giấc mơ. Chỉ 3 năm nữa tôi sẽ bước vào tuổi 40. Thêm một giấc mơ 15 năm nữa giống như giấc mơ vừa qua và tôi sẽ ngoài 50 tuổi.

Điều đó cũng sẽ đến với các bạn. Rất nhanh thôi, 10 năm, 20 năm, rồi 30 năm sẽ trôi qua và một sáng thức dậy các bạn sẽ thấy tóc trên đầu mình có nhiều sợi bạc.

Điều đó không có gì là đáng buồn. Ngược lại, nó là một động lực lớn nếu các bạn biết tận dụng.

Hiểu rằng mình sẽ già đi và biến mất khỏi trái đất này như là một lẽ tự nhiên cũng có nghĩa rằng bạn sẽ biết yêu quý từng ngày còn lại và biết dùng nó một cách có ích nhất.

Thế nào là có ích? Tôi không có ý nói đến việc bạn phải có những đóng góp lớn lao cho xã hội hoặc những hi sinh phi thường. Cái có ích mà tôi nói đến ở đây là các bạn chỉ sống có một lần cuộc sống này, vì thế hãy làm những gì các bạn thực sự yêu thích nhất.

Tôi muốn mượn lời Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp năm 2005 của Đại học Stanford. Jobs nói rằng: “Thời gian của các bạn là hữu hạn, vì thế đừng phí phạm thời gian để sống cuộc đời của người khác.

Đừng bị sập bẫy các giáo điều để phải sống cuộc sống của mình theo cách nghĩ của người khác. Đừng để tiếng nói quan điểm của người khác nhấn chìm tiếng nói sâu thẳm trong lòng bạn.

Và điều quan trọng nhất là hãy có can đảm để đi theo tiếng gọi của trái tim và trực giác của bạn. Chúng là thứ biết rõ rất bạn thực sự muốn trở thành một người như thế nào. Những thứ khác đều là thứ yếu.”

Khi các bạn thực sự làm việc gì mà các bạn yêu thích nhất, các bạn sẽ dễ vượt qua những thử thách hơn.

Công việc chiếm một phần lớn cuộc đời của các bạn, vì thế, các bạn sẽ chỉ cảm thấy thực sự mãn nguyện khi được làm việc mà các bạn cho là thích hợp nhất với mình.

Tôi là một người ham viết lách từ nhỏ. Ngay khi còn là học sinh phổ thông cơ sở, tôi đã viết tiểu thuyết và làm thơ.

Tiểu thuyết của tôi chưa bao giờ được đăng, và thơ của tôi cũng vậy. Có lẽ tiểu thuyết của tôi quá dở và thơ của tôi cũng cộc cằn.

Tôi không làm thơ và viết văn nữa, nhưng niềm yêu thích viết lách thì ngày một lớn. Cuối cùng, tôi trở thành một nhà phân tích và bình luận về kinh tế và quan hệ quốc tế.

Trong mười năm nay, tôi đã có gần 1 nghìn bài viết đăng tải trên nhiều báo và tạp chí trong và ngoài nước. Đó là sở thích của tôi. Nó làm tôi cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa.

Nếu như nhiều tuần qua đi không thể viết những gì mình muốn viết, tôi cảm thấy thiếu hụt như thiếu hụt ôxy để thở, và tôi phải quay lại viết bằng được.

Trong số các bạn ngồi đây ngày hôm nay, hẳn sẽ có một số bạn đã thực sự biết mình muốn làm gì. Các bạn thật may mắn. Với phần lớn các bạn khác, có lẽ các bạn vẫn còn chưa biết mình muốn làm gì. Các bạn hãy tiếp tục tìm kiếm.

Cũng giống như tất cả các vấn đề thuộc về trái tim, các bạn sẽ biết mình tìm ra nó khi gặp nó. Các bạn không được dừng lại trước khi tìm ra. Và khi đã tìm ra công việc mà mình thực sự ưa thích, các bạn hãy theo đuổi nó bằng toàn bộ năng lượng của mình.

Vì thời gian của các bạn trên đời này chỉ là hữu hạn, các bạn sẽ già đi, và chắc chắn các bạn không muốn trở thành một người già chìm đắm trong hối tiếc về quá khứ bị bỏ lỡ.

Điều thứ ba là sự thành đạt và hạnh phúc

Không phải ai sinh ra cũng là thiên tài, cũng có cơ hội để trở thành một thiên tài. Không phải ai sinh ra cũng trong một gia đình giàu có, hoặc có cơ hội để trở thành giàu có.

Tôi không phải là một thiên tài, và cho đến giờ tôi cũng chưa bao giờ là một người thực sự giàu có.

Có thể trong số các bạn tốt nghiệp ngày hôm nay sẽ có một số ít bạn trở thành những người đặc biệt nổi tiếng hoặc giàu có về sau, nhưng chắc chắn phần lớn trong số các bạn sẽ là những người có cuộc sống bình thường.

May mắn là không cần phải là một thiên tài hoặc một người đặc biệt giàu có thì mới có hạnh phúc. Thậm chí trong nhiều trường hợp điều này còn ngược lại, có nghĩa là người đặc biệt nổi tiếng hoặc giàu có nhiều khi không có hạnh phúc.

Lý do là, hạnh phúc là cảm nhận chủ quan của bạn đối với những gì bạn làm, những gì bạn có, và những gì xung quanh bạn.

Hạnh phúc không phải là một khái niệm vật lý với những công thức khô cứng. Nó là thứ thuộc về con người, và vì thế, nó có có vẻ đẹp và sự bí ẩn mà chỉ có chính bạn mới giải mã cho mình được. Nếu biết cách giải mã, hạnh phúc đến từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Trong bước đường sắp tới, các bạn sẽ phải luôn bám đuổi trong một cuộc cạnh tranh gay gắt về danh lợi. Nhưng hãy đừng để nó cuốn các bạn đi vĩnh viễn. Hãy biết dừng lại, dành thời gian để cảm nhận và tự vui với những gì mình có.

Và lý do để tôi chia sẻ điều này là vì hôm nay là ngày của các bạn.

Các bạn đã đặt thêm được một dấu mốc hết sức quan trọng trong cuộc đời mình. Những khó khăn cực nhọc trên ghế nhà trường đã qua, những khó khăn cực nhọc trên con đường mưu sinh và khẳng định bản thân đang đến.

Nhưng ngay lúc này, chính lúc này đây, các bạn có quyền dừng lại trong một ngày;

Có quyền tự hào vì những gì mình đã làm được, có quyền vui chơi với các bạn đồng khoá và thầy cô thêm một ngày nữa như những sinh viên còn đang học, có quyền tổ chức tiệc tùng để ăn mừng thành tựu của mình.

Không có ai sống thay cuộc sống của các bạn, và các bạn cũng không cần phải sống thay cuộc sống của ai. Vì thế, không ai có quyền đánh giá hay nghi ngờ những nỗ lực mà các bạn phải trải qua để đến được với thời khắc này.

Chúng tôi, những người đàn anh, đàn chị, những người đã đi trước, vui mừng và nghiêng mình trước các bạn. Chúc tất cả các bạn thành công và hạnh phúc.

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

楽しいお正月「年賀状」

「年賀状」は、新しい年のあいさつのために送るはがきで、1月1日の朝に届きます。しばらく会っていない友達などから届くことがあって、正月の楽しみの1つです。
年賀状には、その年の十二支の動物の絵が描いてあることが多くて、おもしろいデザインのものもたくさんあります。
しかし最近、年賀状を送る人が少なくなっています。メールなどで新しい年のあいさつをする人が増えているからです。このため、年賀状のはがきを売っている日本郵便は、新しいサービスを始めました。スマートフォンのアプリの「LINE」を使って、住所がわからない人にも年賀状を送ることができるようにしました。

日本郵便は、若い人たちがよく使っているアプリのサービスで、年賀状のはがき売り上げを多くしたいと考えています

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

ワークライフバランスに関する Work-Life Balance

ワークライフバランスという言葉を聞いたことがあるだろうか。これは、仕事をしながら、家庭や生活でも、楽しく、充実した時間を持つことである。あなたは仕事と生活、その両方に満足していると言えるだろうか。
ワーカライフバランスに関する調査では、生活より仕事を大切にしたいと思っている人は、2%だけであった。多くの人は生活を大切にしたいと思っているようだ。しかし、いくらそうしたいと思っていても、実際は難しく、生活より仕事のために時間を使っていると答えた人が7割もいた。これは、日本人が働きすぎだろ言われることと関係があるのではないだろうか。ワークライフバランスが実現された社会にするために、会社には無駄な仕事をなくしてほしいと思う人が9割、政府には子育てを支援してほしいと言う人が8割いたこともわかっている。
仕事と生活、その両方に満足するためには、考えなけらばならない問題がたくさんある。

言葉 ことば Ngôn diệp, ngôn ngữ, tiếng nói
家庭 かてい Gia đình,
充実 じゅうじつするSung thực, đầy đủ, sung túc
両方 りょうほう Lưỡng phương, hai phía
実際 じっさい Thực tế
関係 かんけい Quan hệ
実現 じつげん Thực hiện
無駄 むだな Vô đà, vô ích, lãng phí
政府 せいふ Chính phủ
子育て こそだて Nuôi con, nuôi nấng

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

マンガについてどう思う

子供だけではなく、大人も面白いと思えるものがマンガだ。日本のマンガは、世界中から注目されている。数の多さ、絵の細かさと美しさ。それだけではない。マンガでは、マンガの中で生きている者の気持ちがていねいに表されている。読む人はマンガの登場人物の気持ちが、自分の気持ちと同じであるかのように思えてしまう。大人にも人気がある理由はそれではないだろうか。マンガはテレビアニメと違って動かない。動かないものを動いているように、音がないものを音が聞こえるように、どう絵をかくか。そこにマンガ家の力が出る。読む人は絵を見て感じ、絵を見て想像する。ゆっくりでも、早くでもいい。一コマに書かれているマンガ家からのメッセージを何度も読んで、理解すればいいのだ。それがマンガにあるすばらしさだと思う。

ていねいに表す ていねいにあらわされて Cẩn thận, mô tả, hiển thị
一コマ Một phần, 1 đoạn
力が出る ちからがでる Khả năng thể hiện ra

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

日金寿命 へいきんじゅみょう Average life expectancy

昔は人生50年と言われましたが、現在では、その後約30年の人生があるのが当たり前になりました。人は、生きる目標が必要な動物です。目的もなく、だらだらと生活することはとてもつまらないものです。
若い時なら、何かを始める場合に特別な大きい障害はありません。体も動くし頭もやわらかいです。新しいことをどんどん吸収できます。スポーツでも勉強でも、やる気になったものをある程度の形にするのは比較的簡単でしょう。しかし、50を過ぎると体も硬くなりもの覚えも悪くなります。若い時のように何にでも挑戦できるという状態ではなくなってしまうのは、事実なのです。
けれども、次のように考えてみてはどうでしょうか。若い時なら5年でマスターできることを、その倍の時間がかかったとしても10年。それでも残りの人生はまだ20年あるのです。そう考えれば50から始めても決して遅くはありません。もう年だからとあきらめず。常に新しいこと、やりたいことに挑戦し続けることは大切です。人生80年という時代のひとつの生き方だと思います。

目標: もくひょう Mục tiêu
障害: しょうがい Chướng hại, chướng ngại
動く うごく Động, di chuyển, dẻo dai
柔らかい やわらかい Mềm mại, dịu dàng, minh mẫn
吸収 きゅうしゅう Hấp thu, sự hấp thụ
程度 ていどTrình độ, mức độ
だらだらと: Dàn trải
比較的簡単 ひかくてきかんたん Tỉ giác đích giản đơn, tương đối đơn giản
硬く かたくNgạch, cứng nhắc
物覚え: ものおぼえ Trí nhớ
挑戦する: ちょうせんする Khiêu chiến, thách thức
状態 じょうたいTrạng thái
事実 じじつ Sự thực, sự thật
倍 ばい Bội
残り のこり Tàn, còn lại
常 つね Thường, vô tận
あきらめず = あきらめない Không từ bỏ




Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

[Câu chuyện] Kì tích Hàn Quốc

Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định mang sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn khoảng cách, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người đã thành công, thời gian thay vì mày mò tìm hiểu, mình dùng để lo việc khác, hay hơn. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.


Đúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như thế. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo...bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào. Trên tivi chỉ có 2 chương trình là "dạy làm người" và "dạy làm ăn", từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng, đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, đến cách tạo dựng một nhà máy. Từ một dân tộc "xin việc", tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy và thuê lao động Hàn, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi "cho việc", tức xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và hàng triệu người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đứng xếp hàng xin các ông chủ Hàn Quốc cho họ việc làm. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi cho việc người khác.

Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau và cười trong nước mắt, Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Công và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí. Phim Hồng Công tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Người Hàn tuyển chọn ngay 2000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ ...4 năm sau tốt nghiệp, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như Cảm xúc, mối tình đầu, hoa cúc..với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet và hợp nhãn người châu Á. Ngành làm phim phối hợp với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, bắt đầu xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hallyu nổi tiếng. Người Nhật quay ngược lại hâm mộ tài tử Hàn Quốc một cách điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, thậm chí phim cổ trang Trung Quốc tụi trẻ chê không xem, chỉ xem phim Hàn, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Công bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.

Năm 1988, ngoài số người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh, ngần ấy người được khuyến khích đi Milan và Paris để học về thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu" tròn tròn xinh xinh" của dân châu Á, tụi Tây không thích, không bán được. Có những năm, những mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ và ngạc nhiên, thích thú.

Ngoài ra, những sinh viên giỏi toán nhất được hướng theo ngành tài chính ở các đại học lớn trên thế giới, với tham vọng biến Seoul thành trung tâm tài chính như London, New York. Họ học ngày học đêm và kéo rầm rập về đất nước khởi nghiệp. Mọi người góp tiền vào nhau và các quỹ đầu tư ra đời, tự đi tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Không chỉ trích, đổ lỗi, mỗi cá nhân chỉ góp sức góp trí để xây dựng các doanh nghiệp lớn mạnh hơn, với tinh thần "giúp cho một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn thêm giàu có". Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi, Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.

Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải Made in Korea, dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và đầy lỗi của thập niên bảy mươi hay hiện đại như bây giờ. Mỗi cá nhân chịu thiệt thòi một chút thì đã sao. Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?

Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.

Tony Buổi sáng

Thứ Năm, 21 tháng 8, 2014

Bạn có muốn sống một cuộc sống khác?





BrSE - Tôi sẽ là kĩ sư cầu nối, và tôi đang nỗ lực để trở thành kĩ sư cầu nối.
自分の人生のドアは、自分の力で、力強く、押し開けてください。

Thứ Tư, 23 tháng 7, 2014

22 Câu nói giúp "thay đổi cuộc đời bạn"

1.Tiền xu luôn gây ra tiếng động, nhưng tiền giấy lại luôn im lặng. Vì thế khi giá trị của bạn tăng lên, hãy giữ cho mình luôn khiêm tốn và nói ít đi.
2. Càng nói ít, càng nghe được nhiều. [Alexander Solshenitsen].
3. Khi người khác hỏi những điều mà bạn không muốn trả lời, xin hãy cười và nói “tại sao bạn lại muốn biết điều đó?”
4. Không ai cần đến một nụ cười nhiều như người không thể cho đi nụ cười.
5. Thành công lớn nhất là đứng dậy sau mỗi lần bị vấp ngã.
6. Rất nhiều người không dám nói lên những gì họ muốn. Đó là lý do tại sao họ không có được chúng. [Madonna]
7. Khi trưởng thành, tôi ngày càng ít quan tâm đến những gì mọi người nói. Tôi chỉ xem những gì họ làm được. [Andrew Carnegie]
8. Kiên trì làm việc tốt sẽ mang lại nhiều thứ. Như mặt trời có thể làm tan băng, lòng tốt có thể làm bốc hơi sự hiểu lầm, hoài nghi và thù địch. [Albert Schweitzer]
9. Cuộc sống giống như một cuốn sách. Một vài chương khá buồn, một số chương hạnh phúc và một số chương rất thú vị. Nhưng nếu bạn chưa bao giờ lật thử một trang bạn sẽ không bao giờ biết được những gì ở chương tiếp theo.
10. Bạn có thể kết bạn được nhiều hơn trong vòng hai tháng bằng cách quan tâm đến người khác hơn là hai năm cố gắng bắt người khác quan tâm đến bạn. [Dale Carnegie]
11. Tình bạn là một tâm hồn trú ngụ trong hai cơ thể. [Aristotle]
12. Tôi tiến bộ bằng cách ở cạnh với những người tốt đẹp hơn mình và lắng nghe họ. Và tôi giả sử rằng mọi người đều tốt đẹp hơn tôi ở một mặt nào đó. [Henry J. Kaiser]
13. Tranh cãi với một kẻ ngốc sẽ chứng minh rằng có hai kẻ ngốc. [Doris M. Smith]
14. Những người làm việc cùng bạn phản ánh chính thái độ của bạn. [Beatrice Vincent]
15. Đừng quá khắt khe với chính mình. Thậm chí những sai lầm cũng có nghĩa là bạn đang cố gắng!
16. Không có hành động tử tế nào, dù nhỏ, lại bị xem là lãng phí. [Aesop]
17. Bất luận lúc nào khi bạn nghe điện thoại, khi nhấc điện thoại lên xin bạn hãy cười lên, vì đối phương sẽ cảm nhận được nụ cười của bạn!
18. Cuộc sống vốn không công bằng, hãy tập quen dần với điều đó! [Bill Gates]
19. Lưỡi không xương nhưng đủ cứng để làm vỡ nát một trái tim… vì thế hãy cẩn thận với ngôn từ của bạn!
20. Đừng bao giờ cố giải thích con người bạn với bất cứ ai. Vì những người tin bạn không cần điều đó còn những người không thích bạn sẽ không tin lời bạn đâu!
21. Nhu cầu cơ bản nhất của con người là nhu cầu thấu hiểu và được thấu hiểu. [Ralph Nichols]
22. Hãy ghi nhớ 3 điều: CỐ GẮNG, KIÊN ĐỊNH,
TIN TƯỞNG
CỐ GẮNG cho một tương lai tốt hơn
KIÊN ĐỊNH với công việc
TIN TƯỞNG vào bản thân
VÀ THÀNH CÔNG SẼ ĐẾN VỚI BẠN!...

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

Cuộc sống có muôn điều thú vị Blog EBT

Cuộc sống có muôn điều thú vị, 10 hiệu ứng tâm lý phổ biến nhưng kì lạ của mỗi chúng ta

1) Hiệu ứng Halo – nếu một người có ấn tượng tốt thì trong một trường hợp nào đó người đó sẽ “nhìn” vào điểm tốt của người khác. Ngược lại, khi có ấn tượng xấu thì thường xuất hiện những nỗ lực nhìn cái xấu của người khác mà không thèm để ý đến ưu điểm.

2) Hiệu ứng bàng quan (hiệu ứng người chứng kiến) – khi bạn cần sự giúp đỡ trong một tình huống khẩn cấp, càng có nhiều người xuất hiện thì càng có ít khả năng ai đó tự động ra tay giúp đỡ bạn.

3) Bạn tung đồng xu lên và bạn trúng được mặt úp rất nhiều lần. Tưởng rằng lần tới bạn sẽ tung được mặt ngửa. Nhưng thực ra không phải, xác suất rơi ra mặt ngửa cũng vẫn chỉ là 50% mà thôi.

4) Bạn càng đợi một sự kiện gì đó xảy ra thì càng có nhiều khả năng trải qua sự thất vọng. Bạn càng mong đợi nhiều thì cảm giác nhận được càng ít, càng mong đợi ít thì cảm giác nhận được càng nhiều.

5) Hiệu ứng Dunning-Kruger – người có trình độ chuyên môn thấp rất tự tin, nhưng họ đưa ra kết luận sai sót, quyết định không đúng đắn mà từ đó không có khả năng nhận ra lỗi sai của mình. Ngược lại, những người có trình độ chuyên môn cao có xu hướng đánh giá thấp và thiếu tự tin về khả năng của mình hơn.

6) Hiệu ứng vịt con – đây là nguyên tắc tâm lý về sự tò mò, con người đôi khi cư xử như một chú vịt con mới sinh, nó coi vật thể chuyển động đầu tiên nó nhìn thấy là mẹ. Trong trường hợp của con người thì chính những gì bạn “đối mặt”, nhìn thấy, cảm nhận lần đầu tiên mà làm bạn thích, trong tiềm thức bạn sẽ tin những thứ đó là chuẩn nhất và tốt nhất. Ví dụ, phim hoạt hình chúng ta xem từ khi còn nhỏ luôn hay hơn những bộ phim trẻ con xem bây giờ.

7) Hiệu ứng Pygmalion – nếu bạn đặt niềm tin vào một thông tin nào đó, bạn sẽ vô tình hành động sao cho điều đó trở thành hiện thực. Ví dụ, nếu thử giới thiệu bạn bè của bạn với một người bạn khác, rồi nói rằng “cậu sẽ không thích người đó đâu”. Kết quả là bạn của bạn sẽ tỏ ra không thoải mái và không cởi mở khi nói chuyện với người mới làm quen.

8) Nói với người khác rằng bạn mua một món quà cho họ rồi bảo họ đoán món quà đó, bất kỳ câu trả lời nào đều phải nói “không đúng”, họ sẽ nói ra hết những gì họ muốn. Điều này có thể áp dụng để chọn quà sinh nhật, tặng người thân, bạn bè sau này.

9) Khi bạn thức dậy trong lúc đang có giấc mơ đẹp, nhưng không thể ngủ tiếp được dù có cố gắng đến mấy, bạn thường có xu hướng tự nghĩ ra đoạn kế tiếp của giấc mơ.

10) Bạn đọc những điều trên và nhận thấy tất cả đều đúng, sau đó cố gắng ghi nhớ điều số 9, chờ thơi cơ áp dụng, phải không?




Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

Bạn nên học gì từ tên cướp nhà băng?


Họ đã cướp nhà băng như thế nào? Mời các bạn cùng đọc. Câu chuyện kể về nhóm cướp nhà băng Việt Nam - "Giả lập".
"Xin quý vị ngồi im! Tất cả chúng tôi đều hiểu tiền bạc có thể cướp, chức tước có thể mua được chứ văn hóa thì phải học. Bọn tôi tôn trọng tự do, tín ngưỡng, thân thể và các quyền con người cơ bản của quý vị. Bọn tôi chỉ lấy tiền, đừng ngu ngốc kéo chuông báo động vì chúng tôi sẽ giết những kẻ ngu ngốc mà ở đây rõ ràng không có ai như thế. Súng luôn có đạn, đạn luôn luôn được chế tạo bởi các hãng sản xuất có uy tín, có đức độ nên lúc nào cũng xuyên vào người. Lúc ấy quý vị có gọi bác sĩ hay thuê luật sư cũng quá chậm.
Tiền ở đây mang ra chúng tôi hứa sẽ không dùng chúng một cách phí phạm, sẽ dùng quá nửa để mua sách và đóng học phí, xây ký túc xá, viện trợ cho trẻ em nghèo ở miền trung. Phần còn lại chúng tôi hỗ trợ lương cho ngành giáo dục.
Đừng có liều mạng vì tiền, hãy liều vì tự do hay vì nền văn minh nhân loại. Tính mạng của các người là của các người. Nhưng tiền là của các ông chủ. Bất cứ ai có giáo dục cũng biết có thể trao tâm hồn cho ông chủ nhưng không trao tính mạng. Mỗi năm thế giới có 2.576 vụ cướp nhà băng. Nhưng chỉ có 345 nhân viên bị bắn. Chả ai trong số đó được gắn huy chương. Vậy các người chọn đi".



Chủ Nhật, 11 tháng 5, 2014

Tháng 5/2014 Suy nghĩ trong những ngày tháng 5 không bình yên

Với sự việc giàn khoan HD-981 của Trung Quốc tại Biển Đông, liệu còn ai mơ hồ về những nguy cơ mà đất nước sẽ phải đương đầu trong giai đoạn lịch sử khắc nghiệt tới? Như các bạn đã thấy rõ chúng ta có chính nghĩa, được các nước tôn trọng thông cảm, và ủng hộ. Nhưng có lẽ chúng ta không thể trông cậy nhiều hơn từ thực tế đó.


Trong những ngày qua tàu phía Trung Quốc phun vòi rồng làm hỏng nhiều tàu thuyền phía Việt Nam, hơn 80 tàu thuyền bên phía Trung Quốc được điều động để bảo vệ giàn khoan "Lãnh thổ di động của Trung Quốc".


Nếu chuyện các nước yêu hoà bình, công lý từ trong ASEAN hay rộng hơn, chưa thể cùng nhau thành bó đũa ngay để bảo vệ mình và cộng đồng, thì trước hết những người cùng một dân tộc muốn đất nước tồn tại, vượt qua thử thách cần phải làm được điều đó. Để giữ được hoà bình, giữ được quyền sống và phát triển, chỉ có một con đường: Tăng cường nội lực. Nội lực có mạnh mới tránh được xung đột – điều mà người Việt Nam không bao giờ muốn gặp lại trên đường đi của mình.

Trong thế giới còn đang giằng xé bởi cuộc cạnh tranh quyền lợi và ảnh hưởng, chúng ta trước hết phải tự lo cho mình thì mới hy vọng đứng vững. Chỉ mười năm trước thôi, chúng ta có bối cảnh quốc tế thuận lợi như thế nào. Bây giờ bối cảnh phức tạp ra sao. Và chúng ta chưa thể biết hết những chuyển biến tốt xấu trong giai đoạn tới. Tác giả của quyển sách “Thế giới phẳng” đang ở Việt Nam. Và khi dẫn dắt câu chuyện liên quan đến Biển Đông, ông cũng không tìm ra cách diễn đạt tốt hơn, là lấy hình ảnh quen thuộc: "Nếu là một bó đũa, bạn không thể bị bẻ gãy".

Quả thật câu chuyện Việt - Trung ở hiện tại có nét tương đồng với "câu chuyện phía trên kia của bản đồ thế giới" giữa Nga và Ukraine. Câu chuyện ngụ ngôn của thế kỉ 21.
"Con gấu nói với Ukraine: Hãy cưới anh, hãy cưới anh, không thì anh sẽ giết em. Và con hổ lớn nói với Việt Nam: Hai bình sữa này quá ngon, anh sẽ uống của anh của em và cả của người ta."

Trên thế giới có những nước nhỏ, nằm trong vòng xoáy xung đột, nhưng vẫn vững mạnh, chẳng ai bắt nạt nổi, chủ yếu là do biết tập trung sức của cả dân tộc để phát triển thành công kinh tế, công nghệ tiên tiến, quân đội tinh nhuệ, tổ chức và quản lý xã hội tối ưu.
Ví dụ điển hình nhất cho lý luận này đó là quân đội Israel họ được ví ngang hàng với Harvard, Princeton và Yale ở Mỹ. Sự thật ở Israel, quá khứ quân ngũ của một người đôi khi còn quan trọng hơn quá khứ học hành của họ. Israel là một quốc gia đối mặt với kẻ thù ở tứ phía, dân số ít ỏi, quân đội là đơn vị đặc biệt nhất ở Israel đảm bảo cho sự sống còn của đất nước. Thanh niên Israel vào quân ngũ trước, học đại học sau. Do đó không đâu trên thế giới sở hữu nhiều quân nhân/cựu quân nhân thành công trên thương trường như Israel. Và Việt Nam chúng ta cũng đang bắt đầu làm điều đó.


Sức mạnh quân đội nhân dân Việt Nam - Dựng phim Sairagon 1988