Hiển thị các bài đăng có nhãn Trinh Kim Dong. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Trinh Kim Dong. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Nhật Bản

Thập niên 60, trừ Nhật, tất cả các nước châu Á đều nghèo. Vô trang web của ngân hàng thế giới sẽ thấy GDP của các nước châu Á trong thập niên này đều tiệm cận mức 0, tức chẳng có gì. 

Chương trình giáo dục các nước châu Á bắt nguồn từ các nước châu Âu, như ở Hồng Công, Singapore, Miến Điện, Thái Lan…là giáo dục hệ Anh quốc, các nước khác là giáo dục hệ Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan..tùy theo từng là thuộc địa của nước nào. Tuy nhiên, giáo dục “Tây” áp dụng cho “Ta” trong thời điểm này hoàn toàn không thích hợp, vì cách tư duy của người phương Đông khác phương Tây. Duy chỉ có Nhật bản, với tư tưởng “Thoát Á Luận” của Fukuzawa (thoát ra sự ràng buộc chằng chịt của tư duy người châu Á) có từ thời Minh Trị Thiên Hoàng, họ lấy toàn bộ sách vở từ châu Âu, chủ yếu là từ Đức, về biên soạn lại. Và hiệu quả bất ngờ, chỉ sau 2 thế hệ học sinh, Nhật trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, và là quốc gia da vàng mũi tẹt duy nhất trong hàng ngũ G7 đến tận bây giờ. Người Nhật giàu có cả trăm năm, nên cốt cách nó khác với các anh nhà giàu mới nổi sau này. 

Thấy giáo dục Nhật quá hay, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Công gần như bê nguyên chương trình giáo dục của Nhật áp dụng. Và chỉ đúng 1 thế hệ học sinh ra trường, bốn quốc gia trên trở thành 4 con rồng châu Á. Giáo dục Nhật tập trung vào 3 yếu tố chính là TINH THẦN DÂN TỘC, TÍNH KỶ LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC, trong đó chủ yếu là thoát được tư tưởng tiểu nông ích kỷ cá nhân nhỏ hẹp. Dân tộc nào hội đủ 3 tính cách này, dân tộc đó sẽ trở thành dân tộc đi “cho việc”, tức mang nhà máy xí nghiệp việc làm đến dân tộc khác để người ta làm cho mình. Ở bất cứ xã hội nào, một người từ làm thuê muốn trở thành ông chủ lớn, cũng phải có 3 tính cách trên, không thể khác được. 

Phillipines

Phillipines lại chọn cách xây dựng một hệ thống giáo dục cực kỳ thực tế. Từ lớp 1, học sinh Phi được học tất cả các môn bằng tiếng Anh, theo sách giáo khoa của Mỹ và Tây Ban Nha. Mục đích của cách đào tạo của giáo dục Mỹ là “to find a job” tức là hướng đến tìm việc làm sau khi ra trường. Phần lớn sinh viên ở Phi khi hỏi “học để làm gì”, họ sẽ trả lời là “để xin việc”. Ở Phi, có khái niệm “việc làm ngon” trong khi ở Nhật Bản và 4 con rồng châu Á, người ta chỉ nói “việc làm”. Ở Phi, người ta cũng có khái niệm “a pretty academic degree” tức “bằng cấp đẹp”. Năm 2009, 8.6 triệu người Phi với đủ thứ bằng cấp trên tay, đi làm việc ở 214 quốc gia trên thế giới, chủ yếu là Arab Saudia, Malaysia, Singapore, Nhật, Canada, Hồng Công, Anh, Úc, Mỹ…mỗi năm gửi về nước 17-18 tỷ đô la Mỹ (số liệu năm 2008), hơn 10% GDP, một con số rất lớn.


Ở Phillipines, ông chủ các nhà máy phần lớn là người gốc Hoa (Phúc Kiến/Quảng), vốn chiếm khoảng ¼ dân số (đa số là người lai hoặc có tổ tiên là người Hoa, còn người gốc Hoa thuần chiếm rất ít, 1.6% dân số/2008). Người Phi gốc mang đặc trưng của cư dân Đông Nam Á, da ngăm đen, mũi to, mắt đo, tóc xoăn, ngực nở, nhìn rất đẹp. Người Phi được trời phú cho khả năng hát ca hơn người. Các viện đào tạo ca sĩ và nhạc công, vũ công trên đất Phi nhiều vô kể. Nếu bạn vô mấy khách sạn 5 sao ở các thành phố lớn khắp thế giới, sẽ thấy thường trực những ban nhạc người Phi chơi cực kỳ hay.

Tạo hóa cũng ban cho người Phi khả năng ngôn ngữ tuyệt vời, nên họ nói tiếng Anh hay hơn Singapore hay Ấn Độ nhiều, cấu tạo dây thanh quản trong cổ họng của họ giống người da trắng nhất. Người Phi tận dụng thế mạnh này và đào tạo ra giáo viên tiếng Anh xuất khẩu khắp nơi. Các trung tâm ngoại ngữ lớn ở châu Á đều có mặt các giáo viên người Phi. Ở Phi, công nghệ bằng cấp cực kỳ đa dạng. Cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ…được đào tạo với nhiều hình thức khác nhau, nên dân chúng Phi thường có bằng cấp rất tốt. Họ cũng xuất khẩu bằng cấp cho các nước thích sở hữu bằng. Một nền kinh tế “xin việc” thì thường đề cao yếu tố bằng cấp hơn các nền kinh tế “cho việc”, vì ít ai hỏi ông chủ ông tốt nghiệp trường gì, chỉ thấy làm giỏi là được.

Ở Phi, có 2 nghề họ cũng đào tạo rất kỹ là giúp việc nhà và y tá. Nếu bạn đến chữa bệnh ở Singapore, phần lớn các y tá tiêm thuốc phát thuốc đến từ quốc gia vạn đảo này. Họ dẻo dai, làm việc cực nhọc cỡ nào cũng chịu được, lại vui vẻ yêu đời.

Đàn ông Phi thì thường làm việc ở các nhà máy hay nông trại do các ông chủ từ các quốc gia “cho việc” như Nhật, 4 con rồng châu Á sang đầu tư. Vì về mặt địa lý, Phi gần như trung tâm. Từ Seoul, từ Tokyo hay Đài Bắc cũng chỉ 2-3 tiếng bay là tới. Các công ty đa quốc gia cũng đặt nhà máy tại đây, vì giá lao động rẻ và tiếng Anh giỏi. Đàn ông Phi còn được xuất khẩu lao động sang Singapore, Trung Đông để làm các công việc nặng nhọc như xây dựng, trèo tường lau cao ốc, chặt cây xanh, thông cống đường sá, cho sư tử ăn trong sở thú…, những nghề nguy hiểm mà người bản xứ sợ chết hẻm chịu làm.

Kháng cự được sự mê hoặc

Đàn ông phải kháng cự được sự mê hoặc!

Đàn ông hơi khó hiểu đôi lúc mất tích với công việc. Nhưng khi rảnh hãy cẩn thận với mạng xã hội và phụ nữ họ sẽ marketing bằng hình ảnh xinh đẹp thường được chỉnh sửa và khủng bố bạn trên các phương tiện truyền thông, bài hát, triết lý sống. Họ có vô vàn các trải nghiệm qua các câu chuyện, hay bí kíp được truyền bá bí mật với nhau, hoặc truyện ngôn tình nào đó họ được đọc! Có hẳn 1 quyển sách dạy cách mê hoặc cánh mày râu, nó thực sự quá nguy hiểm!

Hãy tập trung vào sự nghiệp hay công việc của bạn, cứ sai lầm vài lần đi đủ để bạn lớn hơn, nhưng hãy nhớ rằng bạn còn gia đình, người thân yêu để nỗ lực rất nhiều, thường thì chúng ta đi tìm kiếm 1 người hoàn hảo nhưng điều chúng ta có thể làm là luyện tập 1 cách hoàn hảo để mình trở nên tốt hơn mà thôi!


Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Hai câu chuyện cần đọc khi bạn nản lòng

Câu chuyện 1:
Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:
– Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.
Nhà sư đưa cho cô gái 1 cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc, nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng, cô buông tay làm vỡ cốc.
Lúc này nhà sư từ tốn nói:
– Đau rồi tự khắc sẽ buông!
Bài học rút ra: Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?
☕ Câu chuyện 2:
Một chàng trai đến tìm nhà sư, anh hỏi:
– Thưa thầy con muốn buông xuôi vài thứ nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng.
Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong.
Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon. Lúc này nhà sư từ tốn nói:
– Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!
Vấn đề là tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp lên.
Bài học rút ra: Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên & bỏ xuống chuyện của chính mình.

Sưu tầm 

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Giới thiệu quyển sách: Dưới cái nhìn anh Hề (The Clown)

The Clown - Cuộc đời này có ai không phải là một anh hề?

Có lẽ trong mọi thời đại, sự tự do của mỗi cá nhân luôn luôn xung đột với những nền tảng đạo đức tự phong của xã hội, và hơn thế nữa, nếu cái xã hội mà cá nhân đó tồn tại còn bị kìm kẹp bởi những "giáo quy" của đời sống, thì nó còn bị những giáo điều của tôn giáo kìm kẹp. Những giáo quy và giáo điều đó khiến cho sự tự do theo cách mà một cá tính nào đó muốn luôn luôn giống như chiếc diều không thể bay thoát khỏi sợi dây của mình để rồi cứ phải đứng một chỗ, nương theo chiều gió, nếu không còn gió nữa thì rơi rụng vào chính nỗi cô đơn và sự khắc khoải của chính mình, và rồi tự diệt.

Sự xung đột đó là điều khiến cho những tác phẩm viết về chủ đề này luôn luôn có giá trị mang đến sự chạm mạnh vào tâm hồn của những người đọc, nơi mà sự cô đơn và ước muốn trốn thoát khỏi đời sống vô cùng mạnh mẽ và buồn bã. Tiểu thuyết The Clown (Opinions of a clown - Dưới cái nhìn của một anh hề) của nhà văn Đức Heinrich Boll đã chạm mạnh vào tâm hồn tôi bởi một câu chuyện như thế. Câu chuyện về một người nghệ sĩ chuyên diễn hề trên sân khấu, nhưng thật ra ai chẳng là anh hề, chẳng là một kịch sĩ trong vở kịch lớn u buồn là cuộc đời này. Một anh hề 27 tuổi sinh ra ở Bonn, phải đi diễn ở khắp nơi trên đất nước trong thời Hitler đến sau thời kì Hậu Chiến ở Đức. Cùng với người mình yêu - một người theo đạo Cơ Đốc Giáo luôn luôn bị ám ảnh bởi tội lỗi mình mang khi chung sống như vợ chồng với anh dù chưa cưới. Và khi một tai nạn nghề nghiệp xảy ra, a bị xã hội chán ghét và cười mỉa mai lên sự nghiệp vì một bài báo dìm anh đến tận cùng. Anh quay về Bonn trong thương tật cả thể xác và tâm hồn. Ở đó, tại quê nhà của mình, trong căn phòng của mình chỉ trong vài tiếng đồng hồ là một sự hồi tưởng đầy hằn học, mỉa mai về quá khứ với gia đình, bạn bè, những mối quan hệ xã hội, đan xen đó là sự kết nối một cách tuyệt vọng với thế giới bên ngoài hòng mong cứu giúp anh thoát khỏi cảnh thương tật và cùng quẫn đang ám thị đầu óc anh với sự trống rỗng đến đau lòng.

Như tôi đã nói ở trên, mỗi cá nhân giống trên đời đều giống như một vai hề khi mà bên trong nụ cười là những sự chất chứa không vui vẻ, không màu mè mà đầy u tối khi cuộc sống thoát ra khỏi cái đơn giản và dễ thở của tuổi thơ để đi vào trong đó sự đối diện đầy hài hước trong sự mỉa mai bất tận của cuộc sống. Nhân vật chính của Heinrich Boll là một người vô cùng bất hạnh, bất hạnh cả khi anh được sinh ra trong một gia đình triệu phú, nhưng có một người mẹ ích kỉ, bủn xỉn và giả dối, một người cha khô khan và kiểu cách, thông minh nhưng lạnh lẽo, một gia đình như vậy, đã để cho chị gái người mà anh vô cùng yêu quý nhưng có tính cách mạnh mẽ và đối lập người mẹ đi ra mặt trận để rồi hy sinh ở đó, một cậu em trai luôn giúp đỡ yêu thương anh, chọn nhà thờ là nơi để nương tựa. Còn anh, thi mãi không đỗ được hết trung học vì không chịu đồng ý với khuôn mẫu sai lầm của một câu chuyện cổ tích mà nhà trường dạy. Anh chọn đi con đường của mình, trở thành một nghệ sĩ hài, một diễn viên hề. Và trên hết, anh chọn Marie là người vợ của mình, một người vợ không chính thức nhưng là người mà anh yêu đến tận cùng trái tim mình, một người anh sẽ luôn luôn thủ tín với nguyên tắc 1 vợ một chồng của mình.

Với một giọng văn đơn giản nhưg cay nghiệt và đầy mỉa mai, qua cái nhìn của anh hề, xã hội Đức đã hiện lên trong dáng vẻ của sự đạo đức giả đầy ghê tởm của chính trị, của chiến tranh, của tôn giáo. Anh không theo tôn giáo nào, ở anh chỉ có cái nhìn đầy thách thức đối với đời sống tôn giáo, cái nhìn của một người nhìn ra trong tôn giáo đó, những cá thể đại diện cho nó luôn luôn thể hiện sự ma mãnh đáng tởm, sự lừa đảo đầy gớm giếc. Anh luôn sẵn sàng cưới Marie thậm chí chấp nhận xin giấy của nhà thờ Cơ Đốc Giáo để khiến cho Marie không cảm thấy tội lỗi, nhưng anh cũng không chịu nổi việc bắt buộc mình phải kí giấy hứa cho con mình sau này được làm phép thông công của đạo đó. Vậy mà sau đó, Marie lại đi theo một kẻ Cơ Đốc giáo, cô muốn chọn lại con đường cho mình nơi mà cô không phải chịu tội lỗi nữa. Một sự mỉa mai đến khôn cùng, một sự ngoại tình thông dâm được hợp thức hóa. Mỗi một nhân vật xuất hiện trong cuộc sống của Hans - anh hề là một bộ mặt không trang điểm, không hóa trang nhưng đó lại chính là những chiếc mặt nạ xấu xí và khôn khéo mà người ta dễ dàng mang cho mình để thỏa mãn những giáo lý của xã hội. Còn Hans, anh chỉ cảm thấy là chính mình khi anh hóa trang thành chú hề, với chiếc mũ đỏ, những vệt trắng đen tô trên mặt, một khuôn mặt của người nghệ sĩ méo mó trước trọng lực của đời sống mà Hans không thể chịu đựng nổi. Mà sự thất bại lớn nhất lại đến từ người mà anh yêu nhất. Ngay cả tình yêu đó, cái tình yêu mà Marie đã từng hứa hẹn đến trọn đời đó cũng không thể ở lại bên anh vì tội lỗi ngớ ngẩn nào đó được quy chụp đến từ tôn giáo. Xã hội là vậy, luôn luôn là những chiếc kìm vạn năng có khả năng cắt đứt mọi thứ tình cảm dù nó đưojc thề thốt trên sự chung thủy và cái chết.

Ở Hans tôi thấy được sự cay nghiệt của số phận khi anh tìm cách đi nghịch lại con đường, những lối mòn có sẵn êm ái và dễ chịu nếu xét theo hệ quy chiếu với mẫu số chung là những cá nhân tính như cha mẹ Hans hay những mối quan hệ khác của anh. Trong cái sự đối ngược đó, đôi khi anh bất lực và tuyệt vọng đến mức đi xin từng đồng xu một của những người anh quen biết, anh chọn một lối sống tự do và không ràng buộc và không phụ thuộc vào bất cứ cái gì, để rồi đến lúc chính anh lại vật vã với môt đồng Mác còn lại duy nhất mà trong một khoảng khắc bất đồng anh vất nó qua cửa sổ, để rồi cứ mải miết tiếc nuối những điếu thuốc có thể mua được, chiếc bánh mì có thể mua được từ đồng Mác đó. Và khi không thể biểu diễn kiếm tiền được nữa, anh chấp nhận liệt kê một danh sách những người có thể gọi điện để hỏi vay tiền, để rồi từ họ, anh nhận được sự mỉa mai, sự chối bỏ tình cảm, sự thương hại tội nghiệp... để rồi anh nhận ra rằng, xung quanh anh chẳng còn ai, chẳng còn ai có thể giúp anh thậm chí cả người em trai của mình. Cái hình ảnh anh tự hóa trang cho mình, rồi cầm cây đàn guitar ra ga ngồi hát và đặt ngửa cái mũ bên cạnh như một kẻ hát rong là hình ảnh của sự tuyệt vọng đến tận cùng khi tất cả các mối quan hệ trong xã hội của anh dường như chỉ là con số 0 tròn trĩnh khi chẳng ai, không ai có thể hiểu được anh, hiểu được cái hoàn cảnh khinh khủng mà anh đang trải qua.

Hans chính là hình ảnh phản chiếu của ta trong cuộc sống hiện đại, khi mà mỗi người chúng ta đều phải đấu tranh với chính bản ngã của mình để lựa chọn con đường đi trong cuộc đời, đó là đi theo sự lựa chọn của gia đình, hay thoát khỏi gia đình để làm theo cách mà chúng ta tin rằng chúng ta sẽ tự do. Và hơn nữa, đó là sự rành rẽ và nhận ra được những khuôn mặt mà ta gặp trong cuộc đời, đa phần chúng ta đều để ra bên ngoài mình khuôn mặt của một anh hề mà cất vào bên trong khuôn mặt thật của mình, liệu rồi chúng ta có nhận ra trong những mối quan hệ đó, khuôn mặt hề nào thực sự là khuôn mặt đáng để tin tưởng, là một người bạn thực sự, nhưng dù có thế thì sự xung đột của chính bản thân chúng ta với xã hội và những luân lý thường nhật của nó là điều ta không thể tránh được. Câu chuyện của Boll có một tầm rộng lớn về sự bao quát đối với những vấn đề của xã hội từ chính trị cho đến tôn giáo, nhưng ta luôn luôn nhìn thấy trong đó, ở Hans nhân diện của chính mình trong sự bối rối và khó khăn khi tự mình bước đi trong cuộc sống. Sự vấp ngã là tất yếu, nhưng sự vấp ngã đó có khiến ta phải chọn lại con đường tự do ta đã chọn hay không lại là câu chuyện tiếp của mỗi người.

“I am a clown...and I collect moments.” - Heinrich Böll, The Clown

- Tuấn Lalarme -