Hiển thị các bài đăng có nhãn nhat ban. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn nhat ban. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Ba, 25 tháng 8, 2015

Nhật Bản

Thập niên 60, trừ Nhật, tất cả các nước châu Á đều nghèo. Vô trang web của ngân hàng thế giới sẽ thấy GDP của các nước châu Á trong thập niên này đều tiệm cận mức 0, tức chẳng có gì. 

Chương trình giáo dục các nước châu Á bắt nguồn từ các nước châu Âu, như ở Hồng Công, Singapore, Miến Điện, Thái Lan…là giáo dục hệ Anh quốc, các nước khác là giáo dục hệ Pháp, Tây Ban Nha, Hà Lan..tùy theo từng là thuộc địa của nước nào. Tuy nhiên, giáo dục “Tây” áp dụng cho “Ta” trong thời điểm này hoàn toàn không thích hợp, vì cách tư duy của người phương Đông khác phương Tây. Duy chỉ có Nhật bản, với tư tưởng “Thoát Á Luận” của Fukuzawa (thoát ra sự ràng buộc chằng chịt của tư duy người châu Á) có từ thời Minh Trị Thiên Hoàng, họ lấy toàn bộ sách vở từ châu Âu, chủ yếu là từ Đức, về biên soạn lại. Và hiệu quả bất ngờ, chỉ sau 2 thế hệ học sinh, Nhật trở thành nền kinh tế lớn thứ 2 thế giới sau Mỹ, và là quốc gia da vàng mũi tẹt duy nhất trong hàng ngũ G7 đến tận bây giờ. Người Nhật giàu có cả trăm năm, nên cốt cách nó khác với các anh nhà giàu mới nổi sau này. 

Thấy giáo dục Nhật quá hay, Hàn Quốc, Singapore, Đài Loan, Hồng Công gần như bê nguyên chương trình giáo dục của Nhật áp dụng. Và chỉ đúng 1 thế hệ học sinh ra trường, bốn quốc gia trên trở thành 4 con rồng châu Á. Giáo dục Nhật tập trung vào 3 yếu tố chính là TINH THẦN DÂN TỘC, TÍNH KỶ LUẬT VÀ ĐẠO ĐỨC, trong đó chủ yếu là thoát được tư tưởng tiểu nông ích kỷ cá nhân nhỏ hẹp. Dân tộc nào hội đủ 3 tính cách này, dân tộc đó sẽ trở thành dân tộc đi “cho việc”, tức mang nhà máy xí nghiệp việc làm đến dân tộc khác để người ta làm cho mình. Ở bất cứ xã hội nào, một người từ làm thuê muốn trở thành ông chủ lớn, cũng phải có 3 tính cách trên, không thể khác được.