Hiển thị các bài đăng có nhãn câu chuyện. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn câu chuyện. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

[Câu chuyện] Kì tích Hàn Quốc

Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định mang sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn khoảng cách, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người đã thành công, thời gian thay vì mày mò tìm hiểu, mình dùng để lo việc khác, hay hơn. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.


Đúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như thế. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo...bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào. Trên tivi chỉ có 2 chương trình là "dạy làm người" và "dạy làm ăn", từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng, đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, đến cách tạo dựng một nhà máy. Từ một dân tộc "xin việc", tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy và thuê lao động Hàn, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi "cho việc", tức xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và hàng triệu người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đứng xếp hàng xin các ông chủ Hàn Quốc cho họ việc làm. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi cho việc người khác.

Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau và cười trong nước mắt, Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Công và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí. Phim Hồng Công tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Người Hàn tuyển chọn ngay 2000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ ...4 năm sau tốt nghiệp, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như Cảm xúc, mối tình đầu, hoa cúc..với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet và hợp nhãn người châu Á. Ngành làm phim phối hợp với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, bắt đầu xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hallyu nổi tiếng. Người Nhật quay ngược lại hâm mộ tài tử Hàn Quốc một cách điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, thậm chí phim cổ trang Trung Quốc tụi trẻ chê không xem, chỉ xem phim Hàn, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Công bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.

Năm 1988, ngoài số người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh, ngần ấy người được khuyến khích đi Milan và Paris để học về thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu" tròn tròn xinh xinh" của dân châu Á, tụi Tây không thích, không bán được. Có những năm, những mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ và ngạc nhiên, thích thú.

Ngoài ra, những sinh viên giỏi toán nhất được hướng theo ngành tài chính ở các đại học lớn trên thế giới, với tham vọng biến Seoul thành trung tâm tài chính như London, New York. Họ học ngày học đêm và kéo rầm rập về đất nước khởi nghiệp. Mọi người góp tiền vào nhau và các quỹ đầu tư ra đời, tự đi tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Không chỉ trích, đổ lỗi, mỗi cá nhân chỉ góp sức góp trí để xây dựng các doanh nghiệp lớn mạnh hơn, với tinh thần "giúp cho một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn thêm giàu có". Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi, Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.

Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải Made in Korea, dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và đầy lỗi của thập niên bảy mươi hay hiện đại như bây giờ. Mỗi cá nhân chịu thiệt thòi một chút thì đã sao. Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?

Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.

Tony Buổi sáng

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Hãy cẩn trọng với hiệu ứng ngược "Cuộc chiến giữa Microsoft và Google 2013"

Microsoft đang làm gì?

Microsoft thì không thích Google và ngược lại, đó là điều ai cũng biết. Vào năm 2011, thời điểm Google cùng Samsung giới thiệu chiếc Chromebook chạy Chrome OS đầu tiên (Samsung Series 5 Chromebook), Microsoft đã ngay lập tức chế giễu rằng: "Khi không có kết nối Internet, Chromebook thực sự như một cục gạch".

Thế nhưng chỉ vài tháng trở lại đây, mọi chuyện có biến đổi, "Cuộc chiến giữa Microsoft và Google 2013" Microsoft bỗng nhiên quan ngại thực sự với Chromebook, bằng chứng là họ liên tục công kích vào dòng laptop này, đồng thời phát động chiến dịch Scroogled nhắm thẳng vào Chrome, Chrome OS, thậm chí mới đây Microsoft cũng thuê một anh chàng đi dọc đường phố chỉ để thực hiện phép so sánh giữa Windows 8 và Chromebook. Vậy là Microsoft cũng đã chi kha khá tiền chỉ để chống lại một thứ gọi là "Chromebook".


Trường hợp điển hình "Hãy cẩn trọng với hiệu ứng ngược"


Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ đến trường hợp của iPhone? Chiếc smartphone này trở nên vô cùng nổi tiếng không chỉ nhờ vào Apple có chiến lược marketing phù hợp, mà còn nhờ vào chính các hãng đối thủ. Những Samsung, LG, Sony, HTC khi tung ra sản phẩm mới đều nhấn mạnh "iPhone killer", điều này vô tình làm cho chiếc iPhone ngày càng được nhiều người biết đến. Họ sẽ tò mò rằng: "nó có gì mà tại sao hãng nào cũng lấy ra làm chuẩn mực để so sánh", và họ sẽ mua để biết.



Câu chuyện của Apple iPhone vẫn còn đó, và Microsoft cần rút kinh nghiệm. Nếu họ cứ công kích Chromebook một cách liên tục, họ sẽ phải nhận lại hiệu ứng ngược: đó là khiến cho Chromebook trở nên nổi tiếng hơn và nhiều người biết đến hơn. Và theo các nhà phần tích, nếu cứ mãi tung ra các video quảng cáo chế giễu Chromebook, Microsoft sẽ chỉ khiến cho chiếc laptop giá rẻ chạy Chrome OS trở nên gần gũi hơn với mọi người, và rồi những người dùng phổ thông cũng sẽ biết đến hệ điều hành này.

Chromebook có thể sẽ trở nên nổi tiếng hơn nếu như Microsoft cứ tiếp tục tấn công
Có lẽ quan điểm của Microsoft trong cuộc chiến với Google đó chính là: liên tục chiến đấu và sẽ chỉ có một kẻ thắng, mà theo phó giáo sư kinh tế Neil Malhotra: " Bạn sẽ thấy những quảng cáo công kích nhau giữa các doanh nghiệp sẽ diễn ra thường xuyên hơn khi xảy ra hiện tượng zero-sum".
(Zero-sum là thuật ngữ diễn tả tình huống trong đó nếu một người thu được lợi ích thì người kia sẽ bị thiệt hại tương đương và ngược lại).
Malhotra cũng nhấn mạnh rằng những quảng cáo tấn công nhau không phải là một chiến thuật khôn ngoan, nó sẽ chỉ gây ra ảnh hưởng xấu đế toàn bộ doanh nghiệp trong tương lai.
Chốt lại rằng nếu như Microsoft cứ tiếp tục "Scroogled" Google, về lâu về dài, họ sẽ "Scroogled" chính bản thân họ.

 Át chủ bài mang tên Chromebook


   Cuộc chiến giữa Microsoft và Google 2013 - tác giả Kim Đồng