Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

ワークライフバランスに関する Work-Life Balance

ワークライフバランスという言葉を聞いたことがあるだろうか。これは、仕事をしながら、家庭や生活でも、楽しく、充実した時間を持つことである。あなたは仕事と生活、その両方に満足していると言えるだろうか。
ワーカライフバランスに関する調査では、生活より仕事を大切にしたいと思っている人は、2%だけであった。多くの人は生活を大切にしたいと思っているようだ。しかし、いくらそうしたいと思っていても、実際は難しく、生活より仕事のために時間を使っていると答えた人が7割もいた。これは、日本人が働きすぎだろ言われることと関係があるのではないだろうか。ワークライフバランスが実現された社会にするために、会社には無駄な仕事をなくしてほしいと思う人が9割、政府には子育てを支援してほしいと言う人が8割いたこともわかっている。
仕事と生活、その両方に満足するためには、考えなけらばならない問題がたくさんある。

言葉 ことば Ngôn diệp, ngôn ngữ, tiếng nói
家庭 かてい Gia đình,
充実 じゅうじつするSung thực, đầy đủ, sung túc
両方 りょうほう Lưỡng phương, hai phía
実際 じっさい Thực tế
関係 かんけい Quan hệ
実現 じつげん Thực hiện
無駄 むだな Vô đà, vô ích, lãng phí
政府 せいふ Chính phủ
子育て こそだて Nuôi con, nuôi nấng

Thứ Năm, 30 tháng 10, 2014

マンガについてどう思う

子供だけではなく、大人も面白いと思えるものがマンガだ。日本のマンガは、世界中から注目されている。数の多さ、絵の細かさと美しさ。それだけではない。マンガでは、マンガの中で生きている者の気持ちがていねいに表されている。読む人はマンガの登場人物の気持ちが、自分の気持ちと同じであるかのように思えてしまう。大人にも人気がある理由はそれではないだろうか。マンガはテレビアニメと違って動かない。動かないものを動いているように、音がないものを音が聞こえるように、どう絵をかくか。そこにマンガ家の力が出る。読む人は絵を見て感じ、絵を見て想像する。ゆっくりでも、早くでもいい。一コマに書かれているマンガ家からのメッセージを何度も読んで、理解すればいいのだ。それがマンガにあるすばらしさだと思う。

ていねいに表す ていねいにあらわされて Cẩn thận, mô tả, hiển thị
一コマ Một phần, 1 đoạn
力が出る ちからがでる Khả năng thể hiện ra

Thứ Tư, 29 tháng 10, 2014

日金寿命 へいきんじゅみょう Average life expectancy

昔は人生50年と言われましたが、現在では、その後約30年の人生があるのが当たり前になりました。人は、生きる目標が必要な動物です。目的もなく、だらだらと生活することはとてもつまらないものです。
若い時なら、何かを始める場合に特別な大きい障害はありません。体も動くし頭もやわらかいです。新しいことをどんどん吸収できます。スポーツでも勉強でも、やる気になったものをある程度の形にするのは比較的簡単でしょう。しかし、50を過ぎると体も硬くなりもの覚えも悪くなります。若い時のように何にでも挑戦できるという状態ではなくなってしまうのは、事実なのです。
けれども、次のように考えてみてはどうでしょうか。若い時なら5年でマスターできることを、その倍の時間がかかったとしても10年。それでも残りの人生はまだ20年あるのです。そう考えれば50から始めても決して遅くはありません。もう年だからとあきらめず。常に新しいこと、やりたいことに挑戦し続けることは大切です。人生80年という時代のひとつの生き方だと思います。

目標: もくひょう Mục tiêu
障害: しょうがい Chướng hại, chướng ngại
動く うごく Động, di chuyển, dẻo dai
柔らかい やわらかい Mềm mại, dịu dàng, minh mẫn
吸収 きゅうしゅう Hấp thu, sự hấp thụ
程度 ていどTrình độ, mức độ
だらだらと: Dàn trải
比較的簡単 ひかくてきかんたん Tỉ giác đích giản đơn, tương đối đơn giản
硬く かたくNgạch, cứng nhắc
物覚え: ものおぼえ Trí nhớ
挑戦する: ちょうせんする Khiêu chiến, thách thức
状態 じょうたいTrạng thái
事実 じじつ Sự thực, sự thật
倍 ばい Bội
残り のこり Tàn, còn lại
常 つね Thường, vô tận
あきらめず = あきらめない Không từ bỏ




Thứ Tư, 15 tháng 10, 2014

[Câu chuyện] Kì tích Hàn Quốc

Thập niên 60, Hàn Quốc là 1 trong những nước nghèo đói nhất châu Á. Năm 1968, người Hàn quyết định mang sách giáo khoa của người Nhật về dịch sang tiếng Hàn và giảng dạy, ngoại trừ các môn xã hội như địa lý, lịch sử và văn học. Lúc đó cũng có nhiều người chỉ trích vì tính sĩ diện của người Hàn Quốc rất cao, lẽ nào lại không tự soạn được một bộ sách giáo khoa. Nhưng họ vẫn quyết tâm thực hiện, vì để có chương trình giáo dục đó, người Nhật đã mất cả trăm năm cải biên từ cách đào tạo của giáo dục phương Tây phù hợp với đặc trưng châu Á, bắt đầu từ thời Minh Trị Thiên Hoàng. Để rút ngắn khoảng cách, chẳng có cách nào ngoài việc lấy kinh nghiệm của người đã thành công, thời gian thay vì mày mò tìm hiểu, mình dùng để lo việc khác, hay hơn. Vì Hàn Quốc muốn trở thành một bản sao mới của Nhật, nền kinh tế dựa trên lòng tự hào dân tộc, tính kỷ luật và đạo đức của toàn thể xã hội.


Đúng 20 năm, đến 1988, Hàn Quốc đăng cai Olympic Seoul, cả thế giới không ai tin vào mắt mình khi thấy kỳ tích bên bờ sông Hàn lại khủng khiếp như thế. Ô-tô, xe máy, dệt nhuộm, hoá chất, đóng tàu, điện tử, bánh kẹo...bên Nhật có cái gì thì bên này có cái đó, dù dân số chỉ bằng 1/3. Không ai biết trong 20 năm đó, cả dân tộc Hàn Quốc đã nắm chặt tay với quyết tâm thoát nghèo như thế nào. Trên tivi chỉ có 2 chương trình là "dạy làm người" và "dạy làm ăn", từ cái văn minh nhỏ xíu như nụ cười của một nhân viên bán hàng, đến cách quản lý chi phí của một quán cà phê, đến cách tạo dựng một nhà máy. Từ một dân tộc "xin việc", tức các doanh nghiệp nước ngoài đến đặt nhà máy và thuê lao động Hàn, Hàn Quốc bắt đầu khan hiếm lao động và trở thành dân tộc đi "cho việc", tức xây dựng các nhà máy ở nước ngoài và hàng triệu người Trung Quốc, Thái Lan, Philippines đứng xếp hàng xin các ông chủ Hàn Quốc cho họ việc làm. Hàn Quốc đã thành công trong việc tiếp nối Nhật Bản thành dân tộc đi cho việc người khác.

Năm 1988, pháo hoa thắp sáng 2 bờ sông Hàn, người Hàn Quốc ôm nhau và cười trong nước mắt, Hàn Quốc giờ đây đã bước chân vào nhóm 24 quốc gia thịnh vượng nhất loài người. Nhưng thách thức mới lại xuất hiện, vì bây giờ không phải là Nhật Bản nữa, mà là Hồng Công và Singapore, 2 cực hút nam châm của cả châu Á về tài chính, thương mại và giải trí. Phim Hồng Công tràn ngập thị trường và không có đối thủ. Người Hàn tuyển chọn ngay 2000 sinh viên ưu tú nhất, cử sang Holywood, điên cuồng học hành, từ đạo diễn, diễn viên, phục trang đạo cụ ...4 năm sau tốt nghiệp, năm 1992, những bộ phim Hàn Quốc đầu tiên ra đời như Cảm xúc, mối tình đầu, hoa cúc..với một thế hệ diễn viên đẹp từng milimet và hợp nhãn người châu Á. Ngành làm phim phối hợp với ngành thời trang, mỹ phẩm và hàng tiêu dùng, bắt đầu xâm nhập vào các thị trường. Đại sứ quán Hàn Quốc tại các nước có nhiệm vụ dịch thuật ra tiếng địa phương và tặng không cho các đài truyền hình, tạo ra làn sóng Hallyu nổi tiếng. Người Nhật quay ngược lại hâm mộ tài tử Hàn Quốc một cách điên cuồng, người Trung Quốc điên đảo, thậm chí phim cổ trang Trung Quốc tụi trẻ chê không xem, chỉ xem phim Hàn, các nước Đông Nam Á thì chỉ biết ụ pa ơi, ụ pa hỡi. Phim Hồng Công bị đá văng ra khỏi thị trường cho thuê băng đĩa.

Năm 1988, ngoài số người đi Holywood để xây dựng công nghiệp điện ảnh, ngần ấy người được khuyến khích đi Milan và Paris để học về thời trang, mỹ phẩm. Các tập đoàn như xe Kia, Samsung, Hyundai còn thuê cả ê-kip thiết kế của các hãng xe Đức như Mercedes, BMW làm việc cho họ, với tham vọng xuất khẩu xe sang Mỹ và châu Âu. Muốn bán cho Tây thì bao bì nhãn mác phải có óc thẩm mỹ của Tây, chứ kiểu" tròn tròn xinh xinh" của dân châu Á, tụi Tây không thích, không bán được. Có những năm, những mẫu xe của Hyundai bán chạy nhất ở Bắc Mỹ và châu Âu. Người Mỹ bắt đầu nhìn người Hàn với ánh mắt khác, ngưỡng mộ và ngạc nhiên, thích thú.

Ngoài ra, những sinh viên giỏi toán nhất được hướng theo ngành tài chính ở các đại học lớn trên thế giới, với tham vọng biến Seoul thành trung tâm tài chính như London, New York. Họ học ngày học đêm và kéo rầm rập về đất nước khởi nghiệp. Mọi người góp tiền vào nhau và các quỹ đầu tư ra đời, tự đi tìm kiếm các nhà máy mới khởi nghiệp be bé để rót tiền vào, tham gia vào quản trị. Không chỉ trích, đổ lỗi, mỗi cá nhân chỉ góp sức góp trí để xây dựng các doanh nghiệp lớn mạnh hơn, với tinh thần "giúp cho một người Hàn giàu có là cả dân tộc Hàn thêm giàu có". Hệ thống bán lẻ Lotte phải có nghĩa vụ mang hàng hoá Hàn đi khắp nơi, Samsung bắt đầu tuyển dụng những sinh viên giỏi nhất châu Á về cho học bổng thạc sĩ miễn phí với điều kiện tốt nghiệp xong phải mấy năm phục vụ cho họ. Họ gom trí tuệ của cả châu Á để chinh phục thị trường điện thoại thông minh và máy tính bảng, cạnh tranh đối đầu với Apple, đối đầu với cả một tập thể trí tuệ thung lũng Silicone, cứ như Airbus của châu Âu cạnh tranh với Boeing vậy.

Người Hàn Quốc, dù dân thường hay sếp lớn, tất tần tật mọi thứ họ dùng phải Made in Korea, dù lúc sản phẩm kém cỏi còn xấu xí và đầy lỗi của thập niên bảy mươi hay hiện đại như bây giờ. Mỗi cá nhân chịu thiệt thòi một chút thì đã sao. Nếu người tiêu dùng không ủng hộ sản phẩm nhem nhuốc của thời khởi nghiệp, thì doanh nghiệp còn tồn tại đâu mà có sản phẩm tinh xảo sau này?

Ngoài phố, gió bắt đầu lạnh, từng tốp học sinh chạy tập thể dục rầm rập trên vỉa hè, những chiếc áo khoác thêu cờ quốc gia ở sau lưng. Sau lưng của mỗi công dân luôn là tổ quốc.

Tony Buổi sáng