Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Những cú shock mà học sinh, sinh viên nào cũng phải trải qua

Bạn đã từng học cấp 3? Chắc chắn bạn sẽ nhìn các anh chị sinh viên đại học với ánh mắt đầy ngưỡng mộ, bạn mơ ước, khao khát một ngày mình cũng sẽ bước vào giảng đường và phát triển sự nghiệp…

Bạn cũng đã từng học đại học? Chắc chắn bạn sẽ nhìn những anh chị đã đi làm với chức danh nọ kia chuyên viên, phó phòng, trưởng phòng, giám đốc… rất oai, họ kiếm được tiền, họ tự do chi tiêu, họ không phải xin xỏ ai, bạn cũng bắt đầu ước mơ, khao khát một ngày mình cũng được như họ, bước chân vào doanh nghiệp, hoặc tạo lập 1 doanh nghiệp cho riêng bạn.

Nhưng giấc mơ chỉ là ước mơ

Cú sốc thứ nhất: Từ học sinh trở thành sinh viên một trường cao đẳng, đại học

Trái với hình dung của hầu hết các bạn học sinh cấp 3, sinh viên khác lắm, họ năng động, trưởng thành, giỏi vô cùng… Họ được tự do, thoải mái, không phải học một cách gò bó, ít chịu sự quản thúc, rồi được tiếp xúc với nhiều thứ hay ho, những chuyên ngành hoành tráng như Tài chính, Ngân hàng, Pháp luật kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kinh tế đối ngoại… nghe hoành tráng thế, to  thế! Nhưng khi bắt đầu học thì sao? 

Những năm đầu tiên của đại học, bạn phải học toàn những môn đại cương "chán nhất quả đất" như Triết học, Kinh tế chính trị, Kinh tế vĩ mô vi mô, Kinh tế lượng, Toán cao cấp… những môn mang đầy màu sắc chính trị, học thuật, chẳng khác gì cấp 3. Có điều sách dày hơn, kiến thức cũng xa vời, khô khan và khó hiểu hơn. 

Phương pháp dạy gần như vẫn thế, đọc và chép, chỉ có điều các thầy cô chẳng quan tâm bạn có chép bài hay không. Năm đầu tiên gần như đã giết chết thói quen học tập hằng ngày mà bạn rèn từ bé tới giờ. Lên đại học rồi, lớn rồi, kiểm tra mới học, thi mới học thôi!

Cú sốc này diễn ra âm thầm, lặng lẽ khiến cho nhiều bạn sinh viên vô cùng chán nản, nó là tiền đề rất xấu cho việc học tập sau đó của các bạn. Rất buồn học đại học như vậy lại là bước lùi của nhiều bạn sinh viên.

Cú sốc thứ hai: Từ sinh viên trở thành cựu sinh viên

Những môn chuyên ngành gắn nhiều với thực tế cuộc sống hơn, đã giúp cho các bạn sinh viên tinh thần phấn chấn hơn một chút, nhưng lại đưa bạn vào một mê cung khác. Những lời lẽ tuyệt vời của các thầy cô đã vẽ ra cho bạn những viễn cảnh tuyệt vời về nghề nghiệp sau khi học xong đại học, về những thành tích lẫy lừng mà những giáo sư, tiến sĩ đạt được. Bạn bắt đầu vẽ ra một viễn cảnh tương lai đầy hứa hẹn với một niềm tin sắt đá rằng cầm tấm bằng đại học trong tay, bạn có thể san bằng cả thế giới!

Và rồi, khi chuẩn bị ra trường, tìm hiểu về công việc, bạn giật mình nhận ra rằng mình đang chẳng có gì trong tay. Những gì bạn được dạy trong trường đại học chỉ là một phần rất rất nhỏ so với yêu cầu của những nhà tuyển dụng. Bạn bắt đầu hoang mang, cú sốc này quá nặng! Vì giờ bạn đã 22 tuổi, không được phép xin tiền gia đình nữa! Không làm việc thì làm gì tiếp theo? Nhiều bạn bắt đầu trách móc sao nhà tuyển dụng nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm, đòi hỏi đủ thứ khác trong khi trường không dạy. Điều đó quá vô lý! Nhưng hãy nghĩ lại xem, trong trường hợp này, ai mới là người vô lý?

Lớp QTKD C11 - Quản trị doanh nghiệp sắp tốt nghiệp

Bạn lại phải bắt đầu lại từ đầu, học từ những thứ nhỏ nhất! Ngay cả việc làm 1 văn bản word như thế nào…

Vẫn còn nhiều cơ hội cho những bạn sinh viên vẫn còn đang trên ghế nhà trường nếu bạn thay đổi cách học, cách rèn luyện. Đừng phụ thuộc hoàn toàn vào trường đại học.

Vẫn còn nhiều cơ hội cho những bạn cựu sinh viên đang loay hoay tìm hướng đi, chỉ cần bạn quyết tâm và nỗ lực, bạn vẫn có thể thành công. 

Hãy lấy lại tinh thần và tiếp tục cố gắng, bạn nhé!

Thứ Ba, 10 tháng 12, 2013

Hãy cẩn trọng với hiệu ứng ngược "Cuộc chiến giữa Microsoft và Google 2013"

Microsoft đang làm gì?

Microsoft thì không thích Google và ngược lại, đó là điều ai cũng biết. Vào năm 2011, thời điểm Google cùng Samsung giới thiệu chiếc Chromebook chạy Chrome OS đầu tiên (Samsung Series 5 Chromebook), Microsoft đã ngay lập tức chế giễu rằng: "Khi không có kết nối Internet, Chromebook thực sự như một cục gạch".

Thế nhưng chỉ vài tháng trở lại đây, mọi chuyện có biến đổi, "Cuộc chiến giữa Microsoft và Google 2013" Microsoft bỗng nhiên quan ngại thực sự với Chromebook, bằng chứng là họ liên tục công kích vào dòng laptop này, đồng thời phát động chiến dịch Scroogled nhắm thẳng vào Chrome, Chrome OS, thậm chí mới đây Microsoft cũng thuê một anh chàng đi dọc đường phố chỉ để thực hiện phép so sánh giữa Windows 8 và Chromebook. Vậy là Microsoft cũng đã chi kha khá tiền chỉ để chống lại một thứ gọi là "Chromebook".


Trường hợp điển hình "Hãy cẩn trọng với hiệu ứng ngược"


Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ đến trường hợp của iPhone? Chiếc smartphone này trở nên vô cùng nổi tiếng không chỉ nhờ vào Apple có chiến lược marketing phù hợp, mà còn nhờ vào chính các hãng đối thủ. Những Samsung, LG, Sony, HTC khi tung ra sản phẩm mới đều nhấn mạnh "iPhone killer", điều này vô tình làm cho chiếc iPhone ngày càng được nhiều người biết đến. Họ sẽ tò mò rằng: "nó có gì mà tại sao hãng nào cũng lấy ra làm chuẩn mực để so sánh", và họ sẽ mua để biết.



Câu chuyện của Apple iPhone vẫn còn đó, và Microsoft cần rút kinh nghiệm. Nếu họ cứ công kích Chromebook một cách liên tục, họ sẽ phải nhận lại hiệu ứng ngược: đó là khiến cho Chromebook trở nên nổi tiếng hơn và nhiều người biết đến hơn. Và theo các nhà phần tích, nếu cứ mãi tung ra các video quảng cáo chế giễu Chromebook, Microsoft sẽ chỉ khiến cho chiếc laptop giá rẻ chạy Chrome OS trở nên gần gũi hơn với mọi người, và rồi những người dùng phổ thông cũng sẽ biết đến hệ điều hành này.

Chromebook có thể sẽ trở nên nổi tiếng hơn nếu như Microsoft cứ tiếp tục tấn công
Có lẽ quan điểm của Microsoft trong cuộc chiến với Google đó chính là: liên tục chiến đấu và sẽ chỉ có một kẻ thắng, mà theo phó giáo sư kinh tế Neil Malhotra: " Bạn sẽ thấy những quảng cáo công kích nhau giữa các doanh nghiệp sẽ diễn ra thường xuyên hơn khi xảy ra hiện tượng zero-sum".
(Zero-sum là thuật ngữ diễn tả tình huống trong đó nếu một người thu được lợi ích thì người kia sẽ bị thiệt hại tương đương và ngược lại).
Malhotra cũng nhấn mạnh rằng những quảng cáo tấn công nhau không phải là một chiến thuật khôn ngoan, nó sẽ chỉ gây ra ảnh hưởng xấu đế toàn bộ doanh nghiệp trong tương lai.
Chốt lại rằng nếu như Microsoft cứ tiếp tục "Scroogled" Google, về lâu về dài, họ sẽ "Scroogled" chính bản thân họ.

 Át chủ bài mang tên Chromebook


   Cuộc chiến giữa Microsoft và Google 2013 - tác giả Kim Đồng

Thứ Sáu, 29 tháng 11, 2013

Thử thách là những gì giữ cho chúng ta luôn tươi mới [Câu chuyện ngư dân Nhật Bản] - EBTeacher


EBTeacher - Cá thu đao của Nhật nổi tiếng thế giới không chỉ ngon mà còn nhờ chiến lược quảng bá bài bản. Đến thành phố Nemuro mới thấy sự đồng lòng và kỷ luật của cả thành phố đã làm nên câu chuyện thành công.

Cá thu đao của Nemuro được đánh giá khác so với cá thu đao nhập khẩu từ các nước khác. Cá được dùng làm món sashimi (món cá sống) hoặc shioyaki (cá ướp muối nướng) rất ngon và béo ngậy. Từ trung tuần tháng 8 trở đi, khi vụ đánh bắt cá thu đao bắt đầu, tại vùng biển khu vực Nemuro hình thành ngư trường lớn.

Người Nhật rất thích ăn cá tươi nhưng biển gần bờ đã không còn cá nữa. Để đáp ứng nhu cầu, người Nhật đóng tàu to hơn và chuyển sang đánh bắt xa bờ. Càng xa bờ, càng tốn nhiều thời gian hơn để mang cá về. Nếu chuyến đi mất vài ngày, cá không còn tươi nữa.

Người dân Nhật không thích cá ươn. Các công ty đánh bắt bèn lắp đặt tủ đông trên tàu đánh cá, cá được làm đông ngay tại chỗ. tủ đông giúp tàu đi xa hơn và đánh bắt lâu hơn.

Tuy nhiên, vị thịt cá đông lạnh không thể ngon như cá tươi sống, cá đông lạnh bị sụt giá. Các công ty liền đưa các bể nuôi lên tàu. Họ bắt cá và nhốt vào bể. Sau một thời gian dồn lắc chật chội, lũ cá mệt lử nhưng vẫn còn sống. Người tiêu dùng Nhật phát hiện sự khác biệt: cá bị nhốt trong nhiều ngày thịt của chúng mất đi vị tươi ngon.

Các công ty Nhật đã làm thế nào để giải quyết chuyện này?
Họ thả thêm một con cá mập nhỏ vào bể trên tàu. Cá mập chén một số cá trong đó, số cá còn lại vẫn sống khoẻ và thịt vẫn rất thơm ngon khi vào đến bờ.

Thử thách là những gì giữ cho chúng ta luôn tươi mới. Thay vì tránh né chúng, hãy nhảy vào cuộc và đôi mặt với thách thức. Nếu thử thách quá nhiều hoặc quá lớn, hãy sắp xếp lại, kết lại thành một khối, huy động tối đa các nguồn lực và không chịu đầu hàng.

Nếu bạn đã đạt được mục tiêu, hãy đặt ra mục tiêu lớn hơn. Nếu bạn đã đáp ứng được nhu cầu của bản thân, của gia đình, hãy chuyển hướng sang nhóm của bạn, cho xã hội và cho loài người. Đừng tạo thành công rồi dừng lại và ru mình trong đó.

Bạn có một nội lực, kỹ năng và hoàn toàn có khả năng để tạo nên điều khác biệt. Hãy thả cá mập vào bể nước của bạn và xem bạn có thể bơi xa đến đâu!



"Thử thách là những gì giữ cho chúng ta luôn tươi mới".

EBTeacher, Facebook

Câu chuyện đánh bắt cá của ngư dân Nhật  - tác giả Kim Đồng

Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Báo cáo kết quả đào tạo việc làm, giảm thất nghiệp có đáng phải suy nghĩ - Businessman

“Thời kỳ dân số vàng của Việt Nam sẽ kéo dài khoảng 20 năm. Mỗi năm, khoảng 1 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động nên phải đề ra mục tiêu giải quyết việc làm. Quan trọng là thực tế có giải quyết được 1,6 triệu việc làm như báo cáo”.

Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội trong phiên chất vấn có nêu thành tích năm 2013, tạo việc làm cho trên 1,6 triệu người, đạt gần 88% kế hoạch năm.

Con số giải quyết 1,6 triệu việc làm là xuất phát từ mục tiêu của Nghị quyết đại hội Đảng, chỉ tiêu Quốc hội giao trong Nghị quyết về kinh tế xã hội. Theo đó, Chính phủ đã đề ra mục tiêu giải quyết việc làm cho 1,6 triệu lao động để xử lý vấn đề lao động hàng năm tăng thêm và lao động mất việc làm phải bổ sung. Nhưng thực chất con số này đúng hay sai là bài toán cần phải được xem xét.

Một là phải xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế 1% GDP thì 0,25% việc làm được giải quyết có đúng hay không thì cần phải tính toán. Hai là con số này được tổng hợp trên cơ sở báo cáo của các địa phương nên không thể tránh khỏi có nhiều điểm  luẩn quẩn.

Nhưng thực chất, yêu cầu giải quyết việc làm cho 1 triệu lao động bước vào độ tuổi lao động có làm việc được hay không thì chúng ta chưa khẳng định được. Số 600 nghìn lao động mất việc làm, thiếu việc làm cũng không xác định được. Vậy nên, điều quan trọng nhất là Chính phủ phải xác định lại phương pháp tính toán.

Một điểm phi lý khác cũng được chỉ ra là trong khi số Doanh Nghiệp giải thể, phá sản tăng mạnh thì theo báo cáo số người tìm được việc lại vẫn tăng ổn định. Cơ quan quản lý đang báo cáo “khống” để lấy thành tích.

Việc giải thể và sáp nhập doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là bình thường và đương nhiên, có thể giải thể lĩnh vực này để thành lập lĩnh vực khác. Nhưng trong điều kiện hiện nay, số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản mất việc làm nhiều hơn số lượng doanh nghiệp thành lập mới thì con số giải quyết giải quyết việc làm đúng là đáng phải suy nghĩ.

Chính vì nghi vấn này mà dư luận cũng đặt vấn đề khó có thể tin tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam được khống chế rất tốt, chỉ ở mức 1%. Làm việc với ILO, các chuyên gia cũng nêu nghịch lý, thất nghiệp ít vậy, sao Việt Nam vẫn mãi là một nước nghèo?

Xác định số lao động việc làm không chuẩn thì tỷ lệ thất nghiệp cũng không chuẩn. Ở các nước, người ta thống kê điều tra lao động hàng quý, thậm chí hàng tháng để người ta thấy được sự biến động trên thị trường lao động mà chúng ta lại lấy con số của cả năm thì không bao giờ chính xác, kể cả là có báo cáo theo số liệu khoa học cũng không chuẩn.

Vấn đề này đã được đặt ra nhiều năm, qua nhiều kỳ họp, Quốc hội đều ghi nhận bức xúc, nghi ngờ của đại biểu. Biết rõ con số đó là không chính xác, sao cơ quan thẩm tra như UB Các vấn đề xã hội vẫn chấp nhận và rồi hàng năm Quốc hội cũng vẫn đặt ra mục tiêu giải quyết việc làm mới như này, thưa ông?

Vậy năm nào cũng thu được một kết quả báo cáo mà ai cũng cho rằng chưa chính xác. Bởi các con số thống kê đưa ra không phản ánh số cụ thể, không phản ánh đúng thực chất của chỉ tiêu kinh tế.

EBTeacher, Dân trí
   Chỉ tiêu việc làm, giảm thất nghiệp - tác giả Kim Đồng