Thứ Bảy, 23 tháng 11, 2013

Báo cáo kết quả đào tạo việc làm, giảm thất nghiệp có đáng phải suy nghĩ - Businessman

“Thời kỳ dân số vàng của Việt Nam sẽ kéo dài khoảng 20 năm. Mỗi năm, khoảng 1 triệu thanh niên bước vào độ tuổi lao động nên phải đề ra mục tiêu giải quyết việc làm. Quan trọng là thực tế có giải quyết được 1,6 triệu việc làm như báo cáo”.

Báo cáo của Thủ tướng Chính phủ trước Quốc hội trong phiên chất vấn có nêu thành tích năm 2013, tạo việc làm cho trên 1,6 triệu người, đạt gần 88% kế hoạch năm.

Con số giải quyết 1,6 triệu việc làm là xuất phát từ mục tiêu của Nghị quyết đại hội Đảng, chỉ tiêu Quốc hội giao trong Nghị quyết về kinh tế xã hội. Theo đó, Chính phủ đã đề ra mục tiêu giải quyết việc làm cho 1,6 triệu lao động để xử lý vấn đề lao động hàng năm tăng thêm và lao động mất việc làm phải bổ sung. Nhưng thực chất con số này đúng hay sai là bài toán cần phải được xem xét.

Một là phải xác định tốc độ tăng trưởng kinh tế 1% GDP thì 0,25% việc làm được giải quyết có đúng hay không thì cần phải tính toán. Hai là con số này được tổng hợp trên cơ sở báo cáo của các địa phương nên không thể tránh khỏi có nhiều điểm  luẩn quẩn.

Nhưng thực chất, yêu cầu giải quyết việc làm cho 1 triệu lao động bước vào độ tuổi lao động có làm việc được hay không thì chúng ta chưa khẳng định được. Số 600 nghìn lao động mất việc làm, thiếu việc làm cũng không xác định được. Vậy nên, điều quan trọng nhất là Chính phủ phải xác định lại phương pháp tính toán.

Một điểm phi lý khác cũng được chỉ ra là trong khi số Doanh Nghiệp giải thể, phá sản tăng mạnh thì theo báo cáo số người tìm được việc lại vẫn tăng ổn định. Cơ quan quản lý đang báo cáo “khống” để lấy thành tích.

Việc giải thể và sáp nhập doanh nghiệp trong cơ chế thị trường là bình thường và đương nhiên, có thể giải thể lĩnh vực này để thành lập lĩnh vực khác. Nhưng trong điều kiện hiện nay, số lượng doanh nghiệp giải thể, phá sản mất việc làm nhiều hơn số lượng doanh nghiệp thành lập mới thì con số giải quyết giải quyết việc làm đúng là đáng phải suy nghĩ.

Chính vì nghi vấn này mà dư luận cũng đặt vấn đề khó có thể tin tỷ lệ thất nghiệp tại Việt Nam được khống chế rất tốt, chỉ ở mức 1%. Làm việc với ILO, các chuyên gia cũng nêu nghịch lý, thất nghiệp ít vậy, sao Việt Nam vẫn mãi là một nước nghèo?

Xác định số lao động việc làm không chuẩn thì tỷ lệ thất nghiệp cũng không chuẩn. Ở các nước, người ta thống kê điều tra lao động hàng quý, thậm chí hàng tháng để người ta thấy được sự biến động trên thị trường lao động mà chúng ta lại lấy con số của cả năm thì không bao giờ chính xác, kể cả là có báo cáo theo số liệu khoa học cũng không chuẩn.

Vấn đề này đã được đặt ra nhiều năm, qua nhiều kỳ họp, Quốc hội đều ghi nhận bức xúc, nghi ngờ của đại biểu. Biết rõ con số đó là không chính xác, sao cơ quan thẩm tra như UB Các vấn đề xã hội vẫn chấp nhận và rồi hàng năm Quốc hội cũng vẫn đặt ra mục tiêu giải quyết việc làm mới như này, thưa ông?

Vậy năm nào cũng thu được một kết quả báo cáo mà ai cũng cho rằng chưa chính xác. Bởi các con số thống kê đưa ra không phản ánh số cụ thể, không phản ánh đúng thực chất của chỉ tiêu kinh tế.

EBTeacher, Dân trí
   Chỉ tiêu việc làm, giảm thất nghiệp - tác giả Kim Đồng

Không có nhận xét nào: