Hiển thị các bài đăng có nhãn thương mại. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn thương mại. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Săn bắt cá Heo ngành thương mại nhẫn tâm nhiều triệu Đô La

Quần đảo Faroe hay Quần đảo Faeroe phía Bắc Đại Tây Dương gồm có 18 đảo và 11 đảo hoang nhỏ.
Các tên gọi khác: Faroes hoặc Faeroes, tiếng Faroe là Føroyar, tiếng Đan Mạch là Færøerne, tiếng Ireland là Færeyjar - có nghĩa là "quần đảo cừu"). Và ở đây vụ thảm sát cá heo ở "Vịnh tắm máu Faroes" trở lên nổi tiếng.
Một nhóm đảo nằm trong vùng biển Na Uy,
phía Bắc Đại Tây Dương, ở giữa Iceland, Na Uy và Scotland
Từ hàng trăm năm nay ở đây vẫn duy trì hình thức săn bắt mang tính tận diệt đối với loài cá heo Hoa Tiêu sinh sống tại các vùng biển ven xung quanh quần đảo Faroes. Đặc biệt, từ khi các công nhân đánh bắt thuỷ sản của đảo Faroes được trang bị các loại trang thiết bị đánh bắt thuỷ sản chuyên dụng như tàu thuyền công suất lớn, các thiết bị liên lạc bằng sóng vô tuyến, tạo giả âm thanh để đánh lừa các loài cá thì sức nguy cơ bị tận điệt của  các sinh vật biển trở nên hết sức nghiêm trọng.
Và một sự kiện gây sốc những người hoạt động vì môi trường và những người yêu động vật xảy ra vào năm 1988 tại quần đảo này, chỉ trong một ngày đã có tới 544 con cá heo Hoa Tiêu đen bị những ngư dân trên đảo giết chết một cách tàn nhẫn.

Khi đàn cá bị lùa vào gần bờ sức mạnh của những con cá heo đã bị vô hiệu hoá vì nước rất nông và nhiều đá nên chúng không thể bơi thoát ra phía ngoài. Những ngư dân vùng đã dùng những chiếc búa nhọn để kết liễu đàn cá trong một cảnh tượng hết sức hãi hùng đúng như tên gọi “Vịnh tắm máu” như báo chí đã miêu tả.
Sự kiện sát hại tàn nhẫn những con cá heo này đã bị cộng đồng quốc tế lên án đầu năm 2000.
Vịnh Taiji thuộc Wakayama phía Nam Nhật Bản
Và sau sự kiện đó bây giờ cái tên Taiji đã trở thành một vết nhơ lớn trên toàn cầu sau khi bộ phim “The Cove” – Vịnh, do do cựu phóng viên ảnh của National Geographic - Louie Psihoyos đạo diễn được công chiếu. Bộ phim mô tả những hình ảnh của vụ săn giết cá heo đẫm máu diễn ra hằng năm ở vùng vịnh hẻo lánh trong vườn quốc gia cảng Taiji phía tây Nhật Bản. Số cá heo bị giết ở đây gấp vài lần, mỗi năm ở Nhật có gần 23.000 cá heo đã bị sát hại để phục vụ sự phát triển của ngành ẩm thực, tất cả chúng đều được mang vào siêu thị, nhà hàng, biến thành những món ăn độc đáo, thu lời tính bằng triệu đô.
Một điều tra của Daily Mail tiết lộ một ngành buôn bán ghê tởm là những kẻ bắt cóc cá heo để bán tới 100.000 bảng mỗi con cho các bể cá nơi chúng bị đối xử thô bạo không thể tưởng nổi.


Bộ phim đã bị người Nhật phản đối dữ dội, cho rằng nó “chống Nhật” và là sự sỉ nhục đối với văn hóa truyền thống. Đợt công chiếu tại Nhật vào hồi Tháng Bảy năm 2010 đã diễn ra trong sự la hét và phản đối của người dân nước này.

Một số hình ảnh săn bắt cá Heo tại vịnh Taiji - たいじ
Công viên cá voi hay đằng sau đó là gì

Giám đốc bể cá lập tức công bố nói rằng con cá heo “chơi đùa”
và bị một vài vết xây sát nhẹ và sưng ở đầu và vây.
Họ dùng bạt xanh để che nơi giết thịt cá voi để tránh bị các cơ quan bảo vệ động vất thế giới phát hiện.
Những du khách rất ngạc nhiên với những trò hề của những sinh vật biển nhạy cảm và vui đùa với chúng, hầu như mọi người đều không biết về bí mật nhuốm máu ở Taiji – và về những con cá heo trẻ khỏe bị bắt cóc ra khỏi cha mẹ chúng để làm vui cho con người trong ngành thương mại nhẫn tâm nhiều triệu đô la này.