Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn Văn hóa. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

Văn minh cổ và nguồn gốc dân tộc Việt Nam

Có lẽ, phát biểu rằng thế kỷ 21 là thế kỷ của văn hóa chắc không quá đáng, bởi vì một khuynh hướng chung hiện nay là các quốc gia trên thế giới đang (hay sắp) qui tụ với nhau thành nhiều nhóm dựa trên văn hóa, mà không dựa trên ý thức hệ (như Chủ nghĩa Cộng sản và Chủ nghĩa Tư bản trong thời gian qua). Trong thế kỷ 21, người ta sẽ hỏi "Anh là ai", thay vì "Anh thuộc phe nào" trong thế kỷ vừa qua. Tức là một sự chuyển biến về nhận dạng từ ý thức hệ sang văn hóa.

Nhưng câu hỏi "Chúng ta là ai" tuy đơn giản, câu trả lời thì không đơn giản chút nào. Tổ tiên chúng ta xuất phát từ đâu, họ đến Việt Nam bằng cách nào, vẫn còn là những vấn đề khoa học, đòi hỏi nhiều nghiên cứu về di truyền học, khảo cổ học, và ngôn ngữ học. Từ thập niên 60 thế kỷ trước, nhiều người, nhất là giới trẻ, đã khao khát muốn tìm về nguồn gốc dân tộc. Nhiều đoàn thể đã tự chọn cho mình cái mục tiêu "về nguồn". Đến khi chiến tranh trên quê hương chấm dứt năm 1975, rồi cả triệu người phải bỏ nước ra đi, sự khao khát tìm về cội nguồn trong những người xa quê hương này càng gia tăng, dù đã phải vất vả nhiều hơn cho cuộc sống mới.

Những chủ đề dưới đây được trích từ Tác giả Nguyễn Quang Trọng, trong bài "Về nguồn gốc dân tộc Việt Nam" và "Địa đàng ở phương Đông" của Ppenheimer.
Trong bài có đề cập đến nhiều vấn đề, hay định nghĩa cổ xưa như Văn hóa Hòa Bình, Bách Việt mời các bạn đọc thêm tại http://vi.wikipedia.org/wiki/Bách_Việt để có cái nhìn khái quát hơn về nguồn gốc của dân tộc Lạc Việc cũng như khởi đầu của nền văn hóa Hòa Bình.
  • Thứ nhất, có phải kỹ thuật làm đồ đồng thau (dụng cụ, vũ khí) của cư dân Đông Sơn có trình độ cao nhất, nhì thế giới. 
Sau Hội nghị Quốc tế họp ở Berkeley bàn về Nguồn gốc văn minh Trung Hoa năm 1978, mà các bản tham luận, sau khi các dữ kiện được kiểm nghiệm, so sánh với ý kiến của các học giả khác, đã được xuất bản năm 1980. Người ta thấy đồ đồng Đông Sơn có niên đại xưa nhất tìm thấy được ở Tràng Kênh thuộc Văn hóa Phùng Nguyên. Đồ đồng Đông Sơn cũng có kỹ thuật cao nhất vì đã biết pha với chì, khiến hợp kim có độ dai bền đặc biệt (hợp kim đồng ở Thái Lan hay nhiều nơi khác có thể pha chế đồng với sắt, thiếc, antimoin) nhưng không có chì.
  • Thứ hai, về đồ gốm Việt Nam xuất khẩu khắp Đông Nam Á, đến tận Malaisia, trước khi có ảnh hưởng của Ần Độ.
Gốm là một di vật rất quan trọng nếu không muốn nói là quan trọng nhất trong ngành khảo cổ, vì nó phản ảnh rõ nhất, đầy đủ nhất nếp sống, tư duy, nói chung, văn hóa của người xưa. Vì vậy, những nghiên cứu về gốm có sự thận trọng rất lớn. Gốm Lapita nổi tiếng nhất Đông Nam Á tìm được ở các đảo Thái Bình Dương, cụ thể đó là vùng bờ biển phía Tây đảo New Caledonia. Và khảo cổ học đã chứng minh gốm Lapita có nguồn gốc từ gốm trong hang động ở Thường Xuân (Thanh Hóa), Quỳ Châu (Nghệ An), Xóm Thân (Quảng Bình).
  • Thứ ba, về quê hương của kỹ thuật trồng lúa
Chính thuyết trình viên người Trung Hoa, GS. Te-Tzu-Chang, phát biểu trước hội nghị quốc tế cũng trình bầy rõ, xét theo lịch sử Trung Hoa, lúa mạch là thực phẩm chính từ thời tiền sử đến nhà Chu, lúa tắc, mạch và đậu nành là thực phẩm thời Xuân Thu - Chiến Quốc, lúa nước chỉ là thực phẩm phổ biến tại Trung Hoa từ đời Hán về sau. Như vậy, phải chăng ông đã khẳng định lúa nước thuộc văn hóa phương Nam, chỉ trở thành thực phẩm chính ở Trung Hoa khi đất đai phương Nam thuộc tộc Bách Việt đã sát nhập vào Trung Hoa.
Quê hương lúa nước ở vùng Đông Nam Á là một sự thực, dù còn nhiều chi tiết cần tìm hiểu, bàn luận thêm. Nay nếu cứ đem những tiểu tiết che lấp đại thể thì vấn đề chỉ thêm rối rắm. Ngay sự thực trước mắt ngày nay cũng cho thấy người Hoa Hán ăn mì, người Hoa Nam, cả Nhật Bản, Đại Hàn và các dân Đông Nam Á khác ăn gạo.
Toàn bộ đồng bằng Bắc Việt ngày nay đã bị nhận chìm dưới làn nước biển suốt từ 8.000 năm đến 5.000 năm trước đây (5.500 năm trước nước biển mới bắt đầu rút). Lúc ấy, nước biển thấp hơn ngày nay 130m, châu thổ sông Hồng xưa (cứ gọi như vậy) kéo dài đến tận đảo Hải Nam. Vậy nếu lúa nước có được thuần hóa thì di tích phần lớn đã bị hủy hoại (ở phần nước biển đã rút trả lại đất đai như ta thấy ngày nay) hay hãy còn ở sâu dưới lòng biển (ở phần vẫn bị nước biển tràn ngập). Việc không tìm ra di vật lúa nước có niên đại tối cổ cũng như việc không tìm ra di vật gốm tối cổ, ngoài lý do nó bị nước biển tàn phá, còn có thể vì nền khảo cổ của ta còn non trẻ lại thiếu phương tiện, nước ta trước đây có chiến tranh lại không quan tâm đến việc kêu gọi các nhà khảo cổ quốc tế tới thực hiện việc thám quật khảo cổ như các nước lân cận, chứ không hẳn vì không có. 
  • Thứ tư, trước khi tiếp xúc với người Hán, tổ tiên chúng ta có một nền văn minh rất cao, nếu không muốn nói là cao nhất Đông Nam Á. 
Có phải Văn minh là thực hiện được những tiến bộ khoa học rất ngoạn mục, chinh phục các phần đất khác trên thế giới, bắt dân các nơi làm nô lệ. Nếu là vậy chính nền văn minh này là nguyên nhân của những cuộc chiến triền miên (thế chiến I, thế chiến II) có thể đưa nhân loại đến chỗ diệt vong.
Trong trường hợp này thì văn minh nhất lại đồng nghĩa với man rợ nhất. Lấy tiêu chuẩn của những nhà viết văn minh cổ sử mà xét, thì một xã hội được coi là văn minh khi có được những sáng chế đưa nhân loại thoát khỏi thời kỳ mông muội. Ba sáng chế quan trọng nhất trong tiêu chuẩn này là sự phát minh ra kỹ thuật thuần hóa lúa nước, kỹ thuật hàng hải và kỹ thuật xây dựng đô thị. Và theo cái chuẩn này thì những người chủ nhân của Văn hóa Hòa Bình, được hiểu là những người phát xuất từ Đông Nam Á, tổ tiên của người Bách Việt, đáng gọi là có nền văn minh cao nhất thời ấy, nghĩa là thời mà nhân loại mới bước từ đời sống mông muội sang đời sống văn minh.
Đó mới chỉ nói đến nền văn minh vật chất, chưa nói đến văn minh tinh thần. Khảo về văn minh tinh thần, về triết học tư tưởng của người cổ Việt, thì hiện tại, gần như chưa có ai nói tới một cách có hệ thống. Những tư tưởng Đông phương rất cao thâm như Nho, Lão, Phật. Đều nói là hoặc của người Trung Hoa, hoặc của người Ần Độ, không có gì là của tổ tiên người Việt. Nhưng nếu đã khẳng định bằng di truyền học DNA, ngôn ngữ học, hải dương học, khảo cổ học, dân tộc học, tập tục truyền thống học... rằng người Hòa Bình, tức người Bách Việt ở Đông Nam Á đã có sớm nhất và là nguồn gốc của văn minh Đông phương thì cũng phải khẳng định tư tưởng đầu tiên, nền văn minh tinh thần đầu tiên của nhân loại Đông phương cũng do người Hòa Bình này khởi động. Điều này đến nay không có văn bản nào nói như vậy vì từ khi con người sáng chế được ra chữ viết đủ để ghi chép lại thành sách, người thuộc Đại tộc Bách Việt đã mất độc lập về tay người Hoa Hán, vì vậy những văn minh văn hóa của người Bách Việt, nếu có, (và chắc phải có), đều đã trở thành văn minh Trung Hoa. Nằm trong khung "văn minh" đó, tư tưởng của người Cổ Việt cũng đã được mang nhãn hiệu Trung Hoa cả. Tuy nhiên, vẫn còn có nhiều thứ như di vật khảo cổ, văn minh truyền khẩu, tập tục truyền thống. Nếu biết "đọc" chúng, biết khai thác thì chúng sẽ cho ta biết nền văn hóa, văn minh tinh thần đó gốc gác nó từ đâu, nội dung chân chính của nó như thế nào. Nay chỉ nói về hoa văn trên trống đồng Đông Sơn, nếu biết giải mã, ta sẽ thấy chúng thuộc một nền văn minh tinh thần rất cao.

Nói như vậy chỉ để làm cơ sở để phát biểu rằng, trước khi tiếp xúc với người Hoa Hán, quả người Hòa Bình, tổ tiên chúng ta đã có một nền văn minh rất cao. Còn việc nghi ngờ văn minh này không chắc là "cao nhất", bằng cớ là đã bị người Hoa Hán đánh thua vì họ có kỹ thuật quân sự dựa trên văn minh đồ sắt cao hơn văn minh đồng thau của tổ tiên ta thì lại là một vấn đề khác. Nó không hề phủ định đã có thời tổ tiên ta có nền văn minh cao nhất.

Trích dẫn, Vietsciences.free.fr


Thứ Năm, 31 tháng 10, 2013

Săn bắt cá Heo ngành thương mại nhẫn tâm nhiều triệu Đô La

Quần đảo Faroe hay Quần đảo Faeroe phía Bắc Đại Tây Dương gồm có 18 đảo và 11 đảo hoang nhỏ.
Các tên gọi khác: Faroes hoặc Faeroes, tiếng Faroe là Føroyar, tiếng Đan Mạch là Færøerne, tiếng Ireland là Færeyjar - có nghĩa là "quần đảo cừu"). Và ở đây vụ thảm sát cá heo ở "Vịnh tắm máu Faroes" trở lên nổi tiếng.
Một nhóm đảo nằm trong vùng biển Na Uy,
phía Bắc Đại Tây Dương, ở giữa Iceland, Na Uy và Scotland
Từ hàng trăm năm nay ở đây vẫn duy trì hình thức săn bắt mang tính tận diệt đối với loài cá heo Hoa Tiêu sinh sống tại các vùng biển ven xung quanh quần đảo Faroes. Đặc biệt, từ khi các công nhân đánh bắt thuỷ sản của đảo Faroes được trang bị các loại trang thiết bị đánh bắt thuỷ sản chuyên dụng như tàu thuyền công suất lớn, các thiết bị liên lạc bằng sóng vô tuyến, tạo giả âm thanh để đánh lừa các loài cá thì sức nguy cơ bị tận điệt của  các sinh vật biển trở nên hết sức nghiêm trọng.
Và một sự kiện gây sốc những người hoạt động vì môi trường và những người yêu động vật xảy ra vào năm 1988 tại quần đảo này, chỉ trong một ngày đã có tới 544 con cá heo Hoa Tiêu đen bị những ngư dân trên đảo giết chết một cách tàn nhẫn.

Khi đàn cá bị lùa vào gần bờ sức mạnh của những con cá heo đã bị vô hiệu hoá vì nước rất nông và nhiều đá nên chúng không thể bơi thoát ra phía ngoài. Những ngư dân vùng đã dùng những chiếc búa nhọn để kết liễu đàn cá trong một cảnh tượng hết sức hãi hùng đúng như tên gọi “Vịnh tắm máu” như báo chí đã miêu tả.
Sự kiện sát hại tàn nhẫn những con cá heo này đã bị cộng đồng quốc tế lên án đầu năm 2000.
Vịnh Taiji thuộc Wakayama phía Nam Nhật Bản
Và sau sự kiện đó bây giờ cái tên Taiji đã trở thành một vết nhơ lớn trên toàn cầu sau khi bộ phim “The Cove” – Vịnh, do do cựu phóng viên ảnh của National Geographic - Louie Psihoyos đạo diễn được công chiếu. Bộ phim mô tả những hình ảnh của vụ săn giết cá heo đẫm máu diễn ra hằng năm ở vùng vịnh hẻo lánh trong vườn quốc gia cảng Taiji phía tây Nhật Bản. Số cá heo bị giết ở đây gấp vài lần, mỗi năm ở Nhật có gần 23.000 cá heo đã bị sát hại để phục vụ sự phát triển của ngành ẩm thực, tất cả chúng đều được mang vào siêu thị, nhà hàng, biến thành những món ăn độc đáo, thu lời tính bằng triệu đô.
Một điều tra của Daily Mail tiết lộ một ngành buôn bán ghê tởm là những kẻ bắt cóc cá heo để bán tới 100.000 bảng mỗi con cho các bể cá nơi chúng bị đối xử thô bạo không thể tưởng nổi.


Bộ phim đã bị người Nhật phản đối dữ dội, cho rằng nó “chống Nhật” và là sự sỉ nhục đối với văn hóa truyền thống. Đợt công chiếu tại Nhật vào hồi Tháng Bảy năm 2010 đã diễn ra trong sự la hét và phản đối của người dân nước này.

Một số hình ảnh săn bắt cá Heo tại vịnh Taiji - たいじ
Công viên cá voi hay đằng sau đó là gì

Giám đốc bể cá lập tức công bố nói rằng con cá heo “chơi đùa”
và bị một vài vết xây sát nhẹ và sưng ở đầu và vây.
Họ dùng bạt xanh để che nơi giết thịt cá voi để tránh bị các cơ quan bảo vệ động vất thế giới phát hiện.
Những du khách rất ngạc nhiên với những trò hề của những sinh vật biển nhạy cảm và vui đùa với chúng, hầu như mọi người đều không biết về bí mật nhuốm máu ở Taiji – và về những con cá heo trẻ khỏe bị bắt cóc ra khỏi cha mẹ chúng để làm vui cho con người trong ngành thương mại nhẫn tâm nhiều triệu đô la này. 

Thứ Ba, 29 tháng 10, 2013

Văn hóa ẩm thực trong kinh doanh - Businessman

Trước khi đi vào chủ đề Văn hóa ẩm thực trong kinh doanh ta cần nhắc lại đôi chút khái niệm về ẩm thực. Vậy, ẩm thực là gì. Ẩm thực không chỉ bao gồm các món ngon vật lạ cùng kĩ thuật nấu nướng khéo léo tinh tế. Thế giới ẩm thực còn tồn tại một mảng, thường ít được chú ý hơn, nhưng kì thực rất quan trọng, đó chính là các quy tắc trên bàn ăn. Đặc biệt khi trở thành doanh nhân, việc bàn công việc trên bàn tiệc là điều đương nhiên. Ở Việt Nam, các quy tắc trên bàn ăn trở thành một đề tài cực kì thú vị hiện nay. Bởi nó có thể vừa phức tạp rắc rối, lại vừa đơn giản đến mức "đại khái, qua loa".

Cách ăn uống văn minh từ xưa đến nay
1, Ăn trông nồi ngồi trông hướng
2, Kính trên nhường dưới, có miếng ngon nên nhường người lớn và trẻ em
3, Lời trào cao hơn mâm cỗ
4, Khi ăn không được nói lớn, hắt hơi che miệng...
Nói chung với chúng ta, bữa ăn thường không cần để ý quá nhiều bởi đơn giản những bữa ăn giản dị ngày nào cũng có như vậy.
Trang Chip top 17 miền bắc, vua đầu bếp MasterChef Vietnam 2013

Cách ăn uống văn minh khi ăn nhà hàng
Ăn uống là một điều tế nhị, đi đứng, ăn mặc phản ánh tư cách của con người, thì phép lịch sự trên bàn ăn càng phản ánh điều ấy rõ ràng hơn đặc biệt khi bạn ăn cùng đối tác kinh doanh. Một tình huống nhỏ sẽ khiến bạn trẻ lên vô cùng tồi tệ.
Tư thế ngồi: Lưng ngay ngắn, vai thoải mái không cong lưng ưỡn vai, nghiêng vẹo. Hai tay có thể đặt tự nhiên trên đùi, hoặc nắm nhẹ vào mép bàn, hay tốt hơn hết để thể hiện sự kính trọng với đối phương bạn nên để hai tay trước mặt, tay phải ốp lấy tay trái tựa trên bàn. Khoảng cách giữa ghế và bàn là 15cm, nhưng có thể thay đổi miễn sao ngồi thoải, chân vuông góc hoặc sát về phía mình, tránh duỗi chân gây đụng chạm.
- Bắt đầu với khăn ăn: Căng nhẹ khăn đưa từ bên trái vào để ngay ngắn gọn gàng trên đùi, hãy nhớ không lấy khăn để lau bát đĩa. Chúng được dùng để tránh thức ăn rơi vào quần áo, lau tay, hoặc đôi khi lau miệng. Và khi ăn xong nhớ để gọn gàng ngay ngắn trên bàn.
- Dao và Dĩa: Theo nguyên tắc, tay trái cầm dĩa tay phải cầm dao. Cách dùng, dùng dĩa cắm giữ nhẹ vào đồ ăn, tay phải dùng dao cắt một lần, tránh đưa đi đưa lại vì lúc đó trông bạn rất "ngơ" đấy. Khi đang ăn muốn nói chuyện cần đặt dao dĩa xuống bàn ngay ngắn, để lưỡi dao hướng vào trong đĩa. Ăn xong để dao kẹp giữa dĩa để gọn trên đĩa báo hiệu cho phục vụ biết mình đã ăn xong.
- Ăn canh: Cần hơi cúi đầu, lấy thìa xúc canh vào miệng, phần canh còn trong bát, có thể dùng tay trái nghiêng bát canh rồi dùng tiếp.

Sử dụng đồ uống: Rượu là thức uống gây hưng phấn không thể thiếu trong bữa ăn của người phương Tây, tùy theo món ăn mà dùng các loại rượu khác nhau. Với rượu nho đỏ, vang đỏ đùng với thị màu đỏ, và rượu nho trắng, vang trắng dùng với thịt màu trắng, đó là nguyên tắc chung mà bạn cần nhớ.
Trên bàn ăn có đến 3 hoặc 4 cỡ ly để đựng các loại rượu khác nhau tùy theo món dùng. Ly gần nhất, nhỏ hơn dùng nước khoáng, ly gần thứ 2 dùng vang nhẹ, Ly ngoài dùng rượu mạnh. Độ và vị của rượu là thứ gia cùng với đồ ăn, bạn nên tìm hiểu đôi chút về các loại rượu và cách cầm ly với từng loại rượu, với vang cầm vào thân ly,với rượu mạnh cầm sát bầu ly. Tại sao phải cầm như vậy là do rất nhiều tích chất của từng loại.
Vang Vin Fin, Sahel dùng khi ăn thịt quay, đồ luộc nướng, hay ăn hải sản sẽ sử dụng các loại rượu cao độ hơn để giảm mùi tanh, và nên nhớ khi dùng rau không nên uống rượu.
Tiệc ngồi thường có rất nhiều nguyên tắc và phức tạp, vì vậy nên trang bị thật tốt những kiến thức cơ bản trên và tìm hiểu nhiều hơn về văn hóa ẩm thực cũng như ẩm thực vùng miền trước khi vào bàn tiệc nhé.
Bếp trưởng Unilever Food Solutions Vietnam
EBTeacher