Thứ Tư, 16 tháng 9, 2015

お前なら出来る!!!

俺の気持ち、お前ごときに分かるものか。
Cảm xúc của tao, cỡ như mày hiểu được sao.

人は夢なくして、頑張ろうという気持ちになれない
Con người nếu không có ước mơ thì không thể có tinh thần cố gắng

過去の正しい認識なしに未来を築くことができません。(にんしき、きずく)
Nếu không có nhận thức đúng trong quá khứ, thì không thể xây dựng được tương lai.

成功するかどうかは君自身の努力いかんによる。
Thành công hay không là phụ thuộc vào sự nỗ lực của chính bản thân cậu.

Có một sự thật trong cuộc sống​ là​: Nếu bạn tiếp tục làm những gì mình đang làm thì bạn sẽ chỉ nhận được những gì mà bạn đã nhận được. Bạn có mong muốn được thăng tiến trong sự nghiệp và địa vị hay trở thành một người bắt kịp thời đại​ hay không​? Cuộc sống của ​chúng​ ta sẽ chẳng có gì đặc biệt nếu ​chúng ta​ không biết cách tạo đột phá để vươn cao.

Thứ Bảy, 12 tháng 9, 2015

GÃ TRỌC PHÚ và CẬU HỌC TRÒ NGHÈO...

Một ngày nọ, cậu học trò nghèo đang ngồi đọc sách nơi thềm đất trước hiên nhà, thì có một gã trọc phú đi qua. Nghe thấy cậu học trò đọc toàn những câu chữ cao siêu của thánh hiền thì gã trọc phú vừa không hiểu vừa thấy bực dọc trong người. Gã bèn tiến đến rồi bảo:

- Này cậu kia, thời buổi này mà cậu đọc và học toàn những thứ cổ lỗ sĩ đó làm gì, rặt những thứ đạo đức rẻ tiền, nghe thì cao siêu nhưng rỗng tuếch hết. Vứt hết đi, học lấy những thứ ra cơm, ra gạo mà ăn. Có tiền mua tiên cũng được. Khi có tiền, muốn thánh hiền thì sắm thánh hiền, muốn cao đạo thì vẽ trò cao đạo. Có thằng khác nó học cho mình, hoặc thuê những thằng học rộng nó làm, tội đếch gì mà cứ "Nhân chi sơ tính bổn thiện" như thế. Bố có tiền, bố dí vô hết chùa này miếu nọ, suy ra bố thiện hơn mày!

Cậu học trò nghe hết lời dạy đời của gã trọc phú thì bỏ sách xuống, từ tốn thưa:

- Bác dạy quả không sai, nó hoàn toàn đúng với những người như bác. Cái sự giàu có nhiều cách hiểu, ví như bác thì sẽ hiểu giàu có nghĩa là có nhiều tiền. Còn cháu thì hiểu giàu là giàu trí tuệ và tâm hồn. Một người khi đã giàu có về trí tuệ và tâm hồn, thì cũng khó mà không có tiền cho được. Bác chẳng có gì ngoài tiền, nhưng người có trí tuệ và tâm hồn, họ có đầy đủ những gì mà một con người cần có, chỉ kém bác là chưa có nhiều tiền như bác mà thôi. Tiền bác có, chẳng may mất đi, bác sẽ thành kẻ ăn mày. Nhưng người có trí tuệ và tâm hồn, họ không sợ bị mất tiền, vì họ để tiền khắp mọi nơi, trong mọi túi của người khác, họ thích lấy lúc nào cũng được. Chỉ là, họ không tham để lấy quá những gì họ cần mà thôi bác ạ.

Gã trọc phú nghe xong, mặt đỏ phừng, nhưng cũng cố cười xòa:

- Mày nói thế, hóa ra mày giàu hơn bố đây à.

Hết chuyện.

Chuyện đến tai ông giáo trong làng, ông bèn nói với đám môn sinh:

- Các con ạ, đạo học suy tàn, ngày nay kẻ ở trên thì chỉ biết khư khư ôm ghế mà vơ vét cho đầy túi tham. Đám con buôn thì lấy bạc tiền ra đo thấp cao trong thiên hạ. Kẻ được thời đắc ý thì dè bỉu người thua kém. Người trí thức học hành nghiêm cẩn thì bị xem thường. Thiên đạo đã xoay vần và xê dịch rồi. Tiền bạc là vỏ của sản phẩm xã hội, các con không được chê khinh tiền bạc chính đáng. Đồng tiền mồ hôi nước mắt và phải bỏ trí tuệ động não làm ra, đó là đồng tiền đáng quý vô cùng. Bởi đồng tiền đó sẽ góp phần làm xã hội phát triển và tiến bộ. Nhưng vì một lý do may mắn nào đó mà có tiền, hay tham ô, trục lợi, lừa đảo, buôn gian bán lận v.v... mà có, rồi lên mặt đây ta, thì sớm hay muộn cũng giống như chuyện "Ông lão đánh cá và con cá vàng" mà thôi. Nay ta tặng các con câu đối liên của các bậc Tiên Nho xưa: Hữu thư chân phú quý | Vô sự tiểu thần tiên. Giờ thì các con học bài đi...
Thầy Chu Giang Phong

Thứ Sáu, 11 tháng 9, 2015

ĐẠI BÀNG và NGỰA

Đại bàng đang bay trên trời cao, ngó thấy chú ngựa chạy dưới thảo nguyên, nó liền sà xuống rồi bảo:
- Ta nghe đồn, trong bách thú thì ngươi được mệnh danh là kẻ chạy nhanh, chạy khỏe. Nhưng nếu chỉ biết quanh quẩn ở dưới đất thì thật là uổng.
Ngựa dừng chân, lắc lư mớ tóc bờm rồi nói:
- Ta cũng nghe nói, trong muôn điểu, chỉ có ngươi là kẻ làm chúa bầu trời. Nhưng nếu chỉ biết nhìn trông vạn vật từ một phía nơi đôi cánh, mà không cảm nhận được những kỳ thú dưới chân mình, thì cũng thật là đáng tiếc.
Cả hai nói xong thì đều nhếch mép cười nhạt, rồi kẻ trên trời thì bay, người dưới đất thì chạy, chẳng ai ngó lại nhìn nhau. Chuyện dừng ở đó.
----------------------------------------
Sau này, có người học trò nghe được chuyện này, bèn nói:
- Quả thật là uổng! Quả thật là tiếc! Khuyển Mã khỏe chân thì thường hiềm đất hẹp, Ưng Điểu cánh rộng thường ngặt nỗi trời lùn. Ví phỏng trời đủ cao cho Ưng Điểu bay lượn thì chúng đâu tì nạnh với những kẻ dưới chân mình, lại ví phỏng đất đủ rộng cho Khuyển Mã vung chân thì chúng cũng đâu cần phải để ý đến những thứ trên đầu chúng nữa. Thế gian điên đảo vì không ai chịu nhìn mình, chỉ biết nhìn kẻ thấp người cao mà sinh ra lắm chuyện. Thiên hạ chưa bao giờ yên ổn cũng bởi thiên đạo bày ra Càn Khôn nhưng trời đất lại chẳng đủ cao rộng cho muôn loài hít thở. Cho nên, từ vô thủy đến vô chung, cái mộng của thế nhân về một thế giới không có ma quỷ là điều không tưởng. Nếu không có Sa-tăng và ma quỷ, thì chúa hay phật cũng chẳng cần thiết phải có làm gì. Khi con người ta không biết mình là ai, cứ thích làm việc của người khác, cứ muốn có những gì người khác có, thì sự Bình-An trong thân tâm không còn nữa. Mống loạn khởi tự trong mình, chứ thế giới có náo loạn chi đâu. Cái khổ, không phải vì thiếu thốn hay vất vả, mà cái khổ khởi từ chỗ ta không biết quý cái mình có, lại còn luôn truy cầu cái người khác có. Thêm nữa là, chẳng biết cách sửa khiếm khuyết của bản thân mình, lại còn luôn chê bai kẻ khác. Tạo hóa bày ra Càn Khôn, tuy có hơi kẹt xỉn một chút vì không để cho trời đất đủ cao rộng, ấy cũng vì cái ý tạo hóa muốn chúng sinh muôn loài vì nhau mà sống. Mà muốn sống vì nhau được, trước hết phải tự biết mình vậy!

Từ Thầy Chu Giang Phong