Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Hiệu ứng đám đông có lẽ là một phần trong vấn đề hậu ngắm hoa anh đào tại Nhật

理由はThe Crowd Effectsだと思います
Hiệu ứng đám đông mà chúng ta đang đề cập là một hiện tượng tâm lý xã hội tồn tại trong mọi cộng đồng con người và mang đặc tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Chính nhờ có cái đặc điểm tâm lý xã hội này mà có một cộng đồng người cụ thể (từ một nhóm nhỏ, đến một tổ chức, một khu vực dân cư, đến một quốc gia…)
Điểm tích cực; có thể áp dụng trong các phương pháp kinh doanh, kích cầu, giúp đông đảo mọi người nghe theo, tin theo và làm theo.
Tiêu cực khi những thông điệp mang tính “bêu xấu” được truyền đi một cách có chủ đích, có hệ thống, và chuyên nghiệp thì vấn đề càng trở nên nguy hiểm hơn. Trong khi đó, từng cá nhân trong đám đông thường bị “lu mờ lý trí” hay “mê muội” như kiểu bị thôi miên và được dẫn dắt bởi một ai khác hoặc một ý tưởng không phải của mình. Hay đơn giản như vấn đề đang vấp phải ở Nhật Bản.

Hàng năm, cứ khi hoa anh đào ở Nhật nở là lúc các gia đình, đồng nghiệp cùng nhau đi ngắm hoa, trò chuyện và uống rượu dưới bóng cây. Điều này dẫn đến vấn đề tàn hội, say rượu quên đi việc gom vứt rác, người này không vứt, người khi cũng không cho tới khi tất cả công viên. Khác hoàn toàn với hình ảnh sau WorldCup, của cổ động viên Nhật Bản đã cùng nhau nhặt giấy rác xót lại trên sân vận động. Điều này cho thấy, không phải họ thiếu ý thức bảo vệ môi trường mà bởi hiệu ứng đám đông ở đây quá lớn chăng.

新聞
このごと、日本の気温は上がったことで桜の開花〜満開へと進みました。東京の花見の名所でもある上野公園や代々木公園などをはじめ、各地で多くの花見客で賑わいました。
それは、花見のあとの『ゴミ』問題です。毎年、花見のあとに「ゴミだらけ」になることが社会問題として報じられてきましたが、今年も悲しい結果となってしまいました。
どこでも、社会問題があっていますね。日本にもベトナムにもいつまでもあると思います。

Gần đây nhiệt độ của Nhật ấm lên khiến hoa anh đào nở rổ. Tại Tokyo các công viên đã bắt đầu đông người tham quan hơn bởi nhiều người đi ngắm hoa anh đào. Đây là một nét đẹp văn hóa thưởng hoa tại Nhật.
Nhưng việc này cũng kéo theo vấn đề rác thải. Đây là vấn đề thường niên tại Nhật, dù cho đã được cảnh báo nhưng năm nay vẫn mang lại nỗi buồn lớn đánh vào lòng tự trọng của người dân Nhật Bản.

Có lẽ, những vấn đề xã hội như này không chỉ có ở các quốc gia đang phát triển mà còn cả ở Nhật cũng có rất nhiều. Nhắc đến mới thấy nhiều vấn đề tại Việt Nam hiện nay, chặt cây nội đô, cải tiến sách giáo khoa, dự án lấp sông Đồng Nai hay dự án bán huyết hầu cho nhà thầu Trung Quốc gì đó thật dễ gây buồn.~~ Cùng xem tổng hợp những lý do biện pháp khắc phục được dân mạng đưa ra.

理由:
教育に関して、ルールやマナーを守らない人とか規則が厳しくないなど
Lý do dẫn đến việc này do sự giúp dục, không quan tâm đến luật lệ và thiếu phép lịch sự, hoặc do quy tắc chưa đủ mạnh.

対策:
毎年どこの花見でもゴミ問題が社会現象になっていますね。
お酒で酔っぱらうから、ごみを捨てない帰る人がいますから、片付けられんなら飲み食いするな。手ぶらで来るべきです。それとも、飲食禁止にでもしますか。
Đối sách, bỏ đi việc uống rượu, không mang đồ ăn khi ngắm hoa được một bạn trẻ Nhật đưa ra.

Twitter
Facebook: Chôn những người này cùng với rác.
Hay có những người gợi nhớ lại hình ảnh làm cổ động viên Nhật Bản sau WorldCup.


Chủ Nhật, 11 tháng 1, 2015

Bài diễn văn của Tiến sỹ Trần Vinh Dự

Bài diễn văn của Tiến sỹ Trần Vinh Dự gây chấn động dư luận và được so sánh với bài phát biểu của huyền thoại Steve Jobs tại ĐH Stanford năm 2005.
Tôi rất hân hạnh được có mặt trong buổi lễ tốt nghiệp ngày hôm nay của các bạn, những cựu sinh viên yêu quý của trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ.

Trong ngày vui này, tôi muốn chia sẻ với các bạn 3 điều với tư cách là một người bạn. Chỉ có 3 điều thôi, không có gì là lớn lao.

Điều thứ nhất là về sự thất bại 

Tôi tự cho mình là một người dám chấp nhận thất bại. Thất bại đầu đời của tôi là trong năm đầu Đại học. Tôi vào học Đại học Quốc Gia Hà Nội năm 1995 và đặt mục tiêu phải lấy được học bổng để đi Úc học ngay trong năm đầu tiên.

Để làm được việc đó, tôi phải đứng đầu trường về thành tích học tập. Kết quả học tập của tôi năm đó đứng đầu trường.

Nhưng đáng tiếc là chương trình học bổng của Úc mà tôi nhắm tới năm đó kết thúc. Giấc mơ không thành, tôi đã khóc nhiều ngày, nhưng tôi không bỏ cuộc.

Khi tốt nghiệp Đại học, tôi cũng tốt nghiệp đứng đầu khoá. Tôi được trường Đại học Quốc Gia Hà Nội giữ lại làm giảng viên. Thế nhưng mức lương khi đó chỉ có 400 nghìn đồng mỗi tháng, đủ cho tôi uống café và ăn sáng vài ngày.

Tôi nộp hồ sơ xin việc ở nhiều nơi, và trong suốt 6 tháng trời, tôi chỉ nhận được hết cái lắc đầu này tới cái lắc đầu khác. Lại một thất bại nữa.

Sự thất bại trong việc tìm việc làm tốt và lương cao khiến tôi nhận ra tôi cần phải làm tốt hơn nữa. Tôi đã dành một năm tự học và xin học bổng.

Thời kỳ này áp lực lớn tới mức tóc trên đầu tôi rụng từng mảng. Tôi cao 1m74, và khi đó tôi chỉ nặng hơn 50 kg đôi chút.

Nhưng nỗ lực của tôi cuối cùng không uổng. Tôi được nhận học bổng của viện Harvard Yenching tại trường Đại học Harvard và được nhận vào học tại Đại học Tổng hợp Texas tại Austin. Năm 24 tuổi, tôi bắt đầu qua Mỹ học tiến sĩ Kinh tế.

Gần 6 năm học tiến sĩ là một thời kỳ gian khổ, đặc biệt là trong giai đoạn làm luận án.

Các thất bại liên tiếp trong nghiên cứu và áp lực phải thành công để tốt nghiệp là đặc biệt nghiêm trọng.

Nếu thời gian kéo dài quá lâu, học bổng của tôi sẽ hết, và tôi sẽ phải bỏ cuộc và về Việt Nam với hai bàn tay trắng. Vì thế nhiều lúc quẫn trí tôi đã tính đến việc tự sát.

Thế nhưng cuối cùng tôi vẫn vượt qua được. Khi tôi tốt nghiệp đầu năm 2007, tôi là một trong 3 nghiên cứu sinh được đánh giá cao nhất trong số khoảng gần 20 tiến sĩ Kinh tế tốt nghiệp năm đó của trường.

Ngay từ trước khi ra trường, tôi đã có việc làm tại Mỹ với mức lương khởi đầu 6 con số, tức là hơn 100 nghìn USD/năm.

Năm 2010, tôi về Việt Nam và bắt đầu làm việc cho một Quỹ đầu tư lớn nhất nhì Việt Nam trên cương vị cố vấn kinh tế cao cấp. Nhiều người ngăn cản quyết định này. Nhiều người cho tôi là ngu ngốc.

Và quả thật, tôi bị sa thải chỉ sau 3 tuần làm việc ở tập đoàn này. Lý do, các lãnh đạo của họ sợ những gì tôi nói và viết có thể ảnh hưởng đến tương lai chính trị của tập đoàn. Lại một thất bại nữa. Lần này nặng hơn vì tôi đã 33 tuổi.

Nhưng chính nhờ thất bại này, sự nghiệp của tôi rẽ sang một lối đi mới. Tôi tham gia cùng các bạn bè thân hữu của mình xây dựng công ty tài chính TNK Capital, giờ là một công ty tư vấn tài chính uy tín ở Việt Nam.

Từ công ty này, chúng tôi lập ra Ismart Education, một công ty tiên phong ở Việt Nam trong lĩnh vực giải pháp giáo dục số, và đầu tư vào Học viện Giáo dục Hoa Kỳ, là công ty sở hữu trường Cao đẳng Nghề Việt Mỹ.

Đó cũng là lý do mà tôi đứng trước các bạn ngày hôm nay với tư cách Chủ tịch của trường.

Những thất bại mà tôi gặp phải trong 20 năm qua có thể chưa phải là những thất bại lớn. Tôi có thể sẽ còn gặp thêm nhiều thất bại nữa trong những năm tới. Nhưng mỗi khi thất bại, tôi lại thấy mình trưởng thành hơn và quyết tâm hơn.

Ngày hôm nay các bạn ra trường, cũng giống như tôi ra trường hồi 15 năm trước. Dù học giỏi tới đâu, hành trang lập nghiệp của các bạn cũng giống như tôi ngày đó, vẫn còn nghèo nàn lắm.

Các bạn chắc chắn sẽ phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách, và sẽ có nhiều thất bại. Có những thất bại sẽ làm các bạn bật khóc. Có những thất bại sẽ làm các bạn không thể khóc thành lời.

Có những thất bại sẽ làm các bạn mất niềm tin và gục ngã. Có những thất bại thậm chí làm các bạn đau đến mức ước như mình chưa bao giờ được sinh ra.

Trong những giờ phút ấy, hãy nhớ rằng ai cũng sẽ phải trải qua những thử thách tương tự.

Cái gì không giết chết được chúng ta thì sẽ làm chúng ta lớn mạnh hơn. Tôi mong điều ấy ở các bạn. Và đó là chia sẻ đầu tiên.

Điều thứ hai là về sự hữu hạn của cuộc đời

Khi tôi còn ở những năm đầu của tuổi 20, tôi không bao giờ nghĩ đến một ngày nào đó mình trở nên già đi. Với tôi khi đó chỉ có tuổi trẻ.

Thế nhưng đứng trước các bạn ngày hôm nay ở đây, tôi nhận ra 15 năm đã trôi qua như một giấc mơ. Chỉ 3 năm nữa tôi sẽ bước vào tuổi 40. Thêm một giấc mơ 15 năm nữa giống như giấc mơ vừa qua và tôi sẽ ngoài 50 tuổi.

Điều đó cũng sẽ đến với các bạn. Rất nhanh thôi, 10 năm, 20 năm, rồi 30 năm sẽ trôi qua và một sáng thức dậy các bạn sẽ thấy tóc trên đầu mình có nhiều sợi bạc.

Điều đó không có gì là đáng buồn. Ngược lại, nó là một động lực lớn nếu các bạn biết tận dụng.

Hiểu rằng mình sẽ già đi và biến mất khỏi trái đất này như là một lẽ tự nhiên cũng có nghĩa rằng bạn sẽ biết yêu quý từng ngày còn lại và biết dùng nó một cách có ích nhất.

Thế nào là có ích? Tôi không có ý nói đến việc bạn phải có những đóng góp lớn lao cho xã hội hoặc những hi sinh phi thường. Cái có ích mà tôi nói đến ở đây là các bạn chỉ sống có một lần cuộc sống này, vì thế hãy làm những gì các bạn thực sự yêu thích nhất.

Tôi muốn mượn lời Steve Jobs tại lễ tốt nghiệp năm 2005 của Đại học Stanford. Jobs nói rằng: “Thời gian của các bạn là hữu hạn, vì thế đừng phí phạm thời gian để sống cuộc đời của người khác.

Đừng bị sập bẫy các giáo điều để phải sống cuộc sống của mình theo cách nghĩ của người khác. Đừng để tiếng nói quan điểm của người khác nhấn chìm tiếng nói sâu thẳm trong lòng bạn.

Và điều quan trọng nhất là hãy có can đảm để đi theo tiếng gọi của trái tim và trực giác của bạn. Chúng là thứ biết rõ rất bạn thực sự muốn trở thành một người như thế nào. Những thứ khác đều là thứ yếu.”

Khi các bạn thực sự làm việc gì mà các bạn yêu thích nhất, các bạn sẽ dễ vượt qua những thử thách hơn.

Công việc chiếm một phần lớn cuộc đời của các bạn, vì thế, các bạn sẽ chỉ cảm thấy thực sự mãn nguyện khi được làm việc mà các bạn cho là thích hợp nhất với mình.

Tôi là một người ham viết lách từ nhỏ. Ngay khi còn là học sinh phổ thông cơ sở, tôi đã viết tiểu thuyết và làm thơ.

Tiểu thuyết của tôi chưa bao giờ được đăng, và thơ của tôi cũng vậy. Có lẽ tiểu thuyết của tôi quá dở và thơ của tôi cũng cộc cằn.

Tôi không làm thơ và viết văn nữa, nhưng niềm yêu thích viết lách thì ngày một lớn. Cuối cùng, tôi trở thành một nhà phân tích và bình luận về kinh tế và quan hệ quốc tế.

Trong mười năm nay, tôi đã có gần 1 nghìn bài viết đăng tải trên nhiều báo và tạp chí trong và ngoài nước. Đó là sở thích của tôi. Nó làm tôi cảm thấy cuộc sống của mình có ý nghĩa.

Nếu như nhiều tuần qua đi không thể viết những gì mình muốn viết, tôi cảm thấy thiếu hụt như thiếu hụt ôxy để thở, và tôi phải quay lại viết bằng được.

Trong số các bạn ngồi đây ngày hôm nay, hẳn sẽ có một số bạn đã thực sự biết mình muốn làm gì. Các bạn thật may mắn. Với phần lớn các bạn khác, có lẽ các bạn vẫn còn chưa biết mình muốn làm gì. Các bạn hãy tiếp tục tìm kiếm.

Cũng giống như tất cả các vấn đề thuộc về trái tim, các bạn sẽ biết mình tìm ra nó khi gặp nó. Các bạn không được dừng lại trước khi tìm ra. Và khi đã tìm ra công việc mà mình thực sự ưa thích, các bạn hãy theo đuổi nó bằng toàn bộ năng lượng của mình.

Vì thời gian của các bạn trên đời này chỉ là hữu hạn, các bạn sẽ già đi, và chắc chắn các bạn không muốn trở thành một người già chìm đắm trong hối tiếc về quá khứ bị bỏ lỡ.

Điều thứ ba là sự thành đạt và hạnh phúc

Không phải ai sinh ra cũng là thiên tài, cũng có cơ hội để trở thành một thiên tài. Không phải ai sinh ra cũng trong một gia đình giàu có, hoặc có cơ hội để trở thành giàu có.

Tôi không phải là một thiên tài, và cho đến giờ tôi cũng chưa bao giờ là một người thực sự giàu có.

Có thể trong số các bạn tốt nghiệp ngày hôm nay sẽ có một số ít bạn trở thành những người đặc biệt nổi tiếng hoặc giàu có về sau, nhưng chắc chắn phần lớn trong số các bạn sẽ là những người có cuộc sống bình thường.

May mắn là không cần phải là một thiên tài hoặc một người đặc biệt giàu có thì mới có hạnh phúc. Thậm chí trong nhiều trường hợp điều này còn ngược lại, có nghĩa là người đặc biệt nổi tiếng hoặc giàu có nhiều khi không có hạnh phúc.

Lý do là, hạnh phúc là cảm nhận chủ quan của bạn đối với những gì bạn làm, những gì bạn có, và những gì xung quanh bạn.

Hạnh phúc không phải là một khái niệm vật lý với những công thức khô cứng. Nó là thứ thuộc về con người, và vì thế, nó có có vẻ đẹp và sự bí ẩn mà chỉ có chính bạn mới giải mã cho mình được. Nếu biết cách giải mã, hạnh phúc đến từ những điều nhỏ nhặt nhất.

Trong bước đường sắp tới, các bạn sẽ phải luôn bám đuổi trong một cuộc cạnh tranh gay gắt về danh lợi. Nhưng hãy đừng để nó cuốn các bạn đi vĩnh viễn. Hãy biết dừng lại, dành thời gian để cảm nhận và tự vui với những gì mình có.

Và lý do để tôi chia sẻ điều này là vì hôm nay là ngày của các bạn.

Các bạn đã đặt thêm được một dấu mốc hết sức quan trọng trong cuộc đời mình. Những khó khăn cực nhọc trên ghế nhà trường đã qua, những khó khăn cực nhọc trên con đường mưu sinh và khẳng định bản thân đang đến.

Nhưng ngay lúc này, chính lúc này đây, các bạn có quyền dừng lại trong một ngày;

Có quyền tự hào vì những gì mình đã làm được, có quyền vui chơi với các bạn đồng khoá và thầy cô thêm một ngày nữa như những sinh viên còn đang học, có quyền tổ chức tiệc tùng để ăn mừng thành tựu của mình.

Không có ai sống thay cuộc sống của các bạn, và các bạn cũng không cần phải sống thay cuộc sống của ai. Vì thế, không ai có quyền đánh giá hay nghi ngờ những nỗ lực mà các bạn phải trải qua để đến được với thời khắc này.

Chúng tôi, những người đàn anh, đàn chị, những người đã đi trước, vui mừng và nghiêng mình trước các bạn. Chúc tất cả các bạn thành công và hạnh phúc.

Thứ Ba, 6 tháng 1, 2015

楽しいお正月「年賀状」

「年賀状」は、新しい年のあいさつのために送るはがきで、1月1日の朝に届きます。しばらく会っていない友達などから届くことがあって、正月の楽しみの1つです。
年賀状には、その年の十二支の動物の絵が描いてあることが多くて、おもしろいデザインのものもたくさんあります。
しかし最近、年賀状を送る人が少なくなっています。メールなどで新しい年のあいさつをする人が増えているからです。このため、年賀状のはがきを売っている日本郵便は、新しいサービスを始めました。スマートフォンのアプリの「LINE」を使って、住所がわからない人にも年賀状を送ることができるようにしました。

日本郵便は、若い人たちがよく使っているアプリのサービスで、年賀状のはがき売り上げを多くしたいと考えています

Thứ Sáu, 31 tháng 10, 2014

ワークライフバランスに関する Work-Life Balance

ワークライフバランスという言葉を聞いたことがあるだろうか。これは、仕事をしながら、家庭や生活でも、楽しく、充実した時間を持つことである。あなたは仕事と生活、その両方に満足していると言えるだろうか。
ワーカライフバランスに関する調査では、生活より仕事を大切にしたいと思っている人は、2%だけであった。多くの人は生活を大切にしたいと思っているようだ。しかし、いくらそうしたいと思っていても、実際は難しく、生活より仕事のために時間を使っていると答えた人が7割もいた。これは、日本人が働きすぎだろ言われることと関係があるのではないだろうか。ワークライフバランスが実現された社会にするために、会社には無駄な仕事をなくしてほしいと思う人が9割、政府には子育てを支援してほしいと言う人が8割いたこともわかっている。
仕事と生活、その両方に満足するためには、考えなけらばならない問題がたくさんある。

言葉 ことば Ngôn diệp, ngôn ngữ, tiếng nói
家庭 かてい Gia đình,
充実 じゅうじつするSung thực, đầy đủ, sung túc
両方 りょうほう Lưỡng phương, hai phía
実際 じっさい Thực tế
関係 かんけい Quan hệ
実現 じつげん Thực hiện
無駄 むだな Vô đà, vô ích, lãng phí
政府 せいふ Chính phủ
子育て こそだて Nuôi con, nuôi nấng