Chủ Nhật, 23 tháng 8, 2015

Hai câu chuyện cần đọc khi bạn nản lòng

Câu chuyện 1:
Một cô gái đến tìm một nhà sư, cô hỏi:
– Thưa thầy, con muốn buông một vài thứ mà không thể, con mệt mỏi quá.
Nhà sư đưa cho cô gái 1 cốc nước và bảo cô cầm, đoạn ông liên tục rót nước sôi nóng vào cốc, nước chảy tràn ra cả tay, làm cô bị phỏng, cô buông tay làm vỡ cốc.
Lúc này nhà sư từ tốn nói:
– Đau rồi tự khắc sẽ buông!
Bài học rút ra: Vấn đề là, tại sao phải đợi tổn thương thật sâu rồi mới buông?
☕ Câu chuyện 2:
Một chàng trai đến tìm nhà sư, anh hỏi:
– Thưa thầy con muốn buông xuôi vài thứ nhưng con do dự quá, con mệt mỏi vô cùng.
Nhà sư đưa anh ta 1 cái tách và bảo anh cầm, đoạn ông rót đầy tách trà nóng vừa mới pha xong.
Chàng trai nóng quá nhưng anh vẫn không buông tay mà chuyển từ tay này sang tay kia cho đến khi nguội đi rồi uống và cảm nhận thấy rất ngon. Lúc này nhà sư từ tốn nói:
– Cứ đau là buông thì con đã bỏ lỡ những cái tốt đẹp sau đó rồi!
Vấn đề là tại sao cứ đau là phải buông trong khi còn có thể làm cho nó tốt đẹp lên.
Bài học rút ra: Trong cuộc đời vốn phức tạp này, chỉ có ta mới biết lúc nào nên cầm lên & bỏ xuống chuyện của chính mình.

Sưu tầm 

Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

00000000000000000000000000000000000000001



"Biết đâu một hạt mưa sa 
một cây cỏ lại làm ra mùa màng"
"Tất cả dòng sông đều nằm ngửa
Riêng dải ngân hà sấp mặt với trần gian"

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

Giới thiệu quyển sách: Dưới cái nhìn anh Hề (The Clown)

The Clown - Cuộc đời này có ai không phải là một anh hề?

Có lẽ trong mọi thời đại, sự tự do của mỗi cá nhân luôn luôn xung đột với những nền tảng đạo đức tự phong của xã hội, và hơn thế nữa, nếu cái xã hội mà cá nhân đó tồn tại còn bị kìm kẹp bởi những "giáo quy" của đời sống, thì nó còn bị những giáo điều của tôn giáo kìm kẹp. Những giáo quy và giáo điều đó khiến cho sự tự do theo cách mà một cá tính nào đó muốn luôn luôn giống như chiếc diều không thể bay thoát khỏi sợi dây của mình để rồi cứ phải đứng một chỗ, nương theo chiều gió, nếu không còn gió nữa thì rơi rụng vào chính nỗi cô đơn và sự khắc khoải của chính mình, và rồi tự diệt.

Sự xung đột đó là điều khiến cho những tác phẩm viết về chủ đề này luôn luôn có giá trị mang đến sự chạm mạnh vào tâm hồn của những người đọc, nơi mà sự cô đơn và ước muốn trốn thoát khỏi đời sống vô cùng mạnh mẽ và buồn bã. Tiểu thuyết The Clown (Opinions of a clown - Dưới cái nhìn của một anh hề) của nhà văn Đức Heinrich Boll đã chạm mạnh vào tâm hồn tôi bởi một câu chuyện như thế. Câu chuyện về một người nghệ sĩ chuyên diễn hề trên sân khấu, nhưng thật ra ai chẳng là anh hề, chẳng là một kịch sĩ trong vở kịch lớn u buồn là cuộc đời này. Một anh hề 27 tuổi sinh ra ở Bonn, phải đi diễn ở khắp nơi trên đất nước trong thời Hitler đến sau thời kì Hậu Chiến ở Đức. Cùng với người mình yêu - một người theo đạo Cơ Đốc Giáo luôn luôn bị ám ảnh bởi tội lỗi mình mang khi chung sống như vợ chồng với anh dù chưa cưới. Và khi một tai nạn nghề nghiệp xảy ra, a bị xã hội chán ghét và cười mỉa mai lên sự nghiệp vì một bài báo dìm anh đến tận cùng. Anh quay về Bonn trong thương tật cả thể xác và tâm hồn. Ở đó, tại quê nhà của mình, trong căn phòng của mình chỉ trong vài tiếng đồng hồ là một sự hồi tưởng đầy hằn học, mỉa mai về quá khứ với gia đình, bạn bè, những mối quan hệ xã hội, đan xen đó là sự kết nối một cách tuyệt vọng với thế giới bên ngoài hòng mong cứu giúp anh thoát khỏi cảnh thương tật và cùng quẫn đang ám thị đầu óc anh với sự trống rỗng đến đau lòng.

Như tôi đã nói ở trên, mỗi cá nhân giống trên đời đều giống như một vai hề khi mà bên trong nụ cười là những sự chất chứa không vui vẻ, không màu mè mà đầy u tối khi cuộc sống thoát ra khỏi cái đơn giản và dễ thở của tuổi thơ để đi vào trong đó sự đối diện đầy hài hước trong sự mỉa mai bất tận của cuộc sống. Nhân vật chính của Heinrich Boll là một người vô cùng bất hạnh, bất hạnh cả khi anh được sinh ra trong một gia đình triệu phú, nhưng có một người mẹ ích kỉ, bủn xỉn và giả dối, một người cha khô khan và kiểu cách, thông minh nhưng lạnh lẽo, một gia đình như vậy, đã để cho chị gái người mà anh vô cùng yêu quý nhưng có tính cách mạnh mẽ và đối lập người mẹ đi ra mặt trận để rồi hy sinh ở đó, một cậu em trai luôn giúp đỡ yêu thương anh, chọn nhà thờ là nơi để nương tựa. Còn anh, thi mãi không đỗ được hết trung học vì không chịu đồng ý với khuôn mẫu sai lầm của một câu chuyện cổ tích mà nhà trường dạy. Anh chọn đi con đường của mình, trở thành một nghệ sĩ hài, một diễn viên hề. Và trên hết, anh chọn Marie là người vợ của mình, một người vợ không chính thức nhưng là người mà anh yêu đến tận cùng trái tim mình, một người anh sẽ luôn luôn thủ tín với nguyên tắc 1 vợ một chồng của mình.

Với một giọng văn đơn giản nhưg cay nghiệt và đầy mỉa mai, qua cái nhìn của anh hề, xã hội Đức đã hiện lên trong dáng vẻ của sự đạo đức giả đầy ghê tởm của chính trị, của chiến tranh, của tôn giáo. Anh không theo tôn giáo nào, ở anh chỉ có cái nhìn đầy thách thức đối với đời sống tôn giáo, cái nhìn của một người nhìn ra trong tôn giáo đó, những cá thể đại diện cho nó luôn luôn thể hiện sự ma mãnh đáng tởm, sự lừa đảo đầy gớm giếc. Anh luôn sẵn sàng cưới Marie thậm chí chấp nhận xin giấy của nhà thờ Cơ Đốc Giáo để khiến cho Marie không cảm thấy tội lỗi, nhưng anh cũng không chịu nổi việc bắt buộc mình phải kí giấy hứa cho con mình sau này được làm phép thông công của đạo đó. Vậy mà sau đó, Marie lại đi theo một kẻ Cơ Đốc giáo, cô muốn chọn lại con đường cho mình nơi mà cô không phải chịu tội lỗi nữa. Một sự mỉa mai đến khôn cùng, một sự ngoại tình thông dâm được hợp thức hóa. Mỗi một nhân vật xuất hiện trong cuộc sống của Hans - anh hề là một bộ mặt không trang điểm, không hóa trang nhưng đó lại chính là những chiếc mặt nạ xấu xí và khôn khéo mà người ta dễ dàng mang cho mình để thỏa mãn những giáo lý của xã hội. Còn Hans, anh chỉ cảm thấy là chính mình khi anh hóa trang thành chú hề, với chiếc mũ đỏ, những vệt trắng đen tô trên mặt, một khuôn mặt của người nghệ sĩ méo mó trước trọng lực của đời sống mà Hans không thể chịu đựng nổi. Mà sự thất bại lớn nhất lại đến từ người mà anh yêu nhất. Ngay cả tình yêu đó, cái tình yêu mà Marie đã từng hứa hẹn đến trọn đời đó cũng không thể ở lại bên anh vì tội lỗi ngớ ngẩn nào đó được quy chụp đến từ tôn giáo. Xã hội là vậy, luôn luôn là những chiếc kìm vạn năng có khả năng cắt đứt mọi thứ tình cảm dù nó đưojc thề thốt trên sự chung thủy và cái chết.

Ở Hans tôi thấy được sự cay nghiệt của số phận khi anh tìm cách đi nghịch lại con đường, những lối mòn có sẵn êm ái và dễ chịu nếu xét theo hệ quy chiếu với mẫu số chung là những cá nhân tính như cha mẹ Hans hay những mối quan hệ khác của anh. Trong cái sự đối ngược đó, đôi khi anh bất lực và tuyệt vọng đến mức đi xin từng đồng xu một của những người anh quen biết, anh chọn một lối sống tự do và không ràng buộc và không phụ thuộc vào bất cứ cái gì, để rồi đến lúc chính anh lại vật vã với môt đồng Mác còn lại duy nhất mà trong một khoảng khắc bất đồng anh vất nó qua cửa sổ, để rồi cứ mải miết tiếc nuối những điếu thuốc có thể mua được, chiếc bánh mì có thể mua được từ đồng Mác đó. Và khi không thể biểu diễn kiếm tiền được nữa, anh chấp nhận liệt kê một danh sách những người có thể gọi điện để hỏi vay tiền, để rồi từ họ, anh nhận được sự mỉa mai, sự chối bỏ tình cảm, sự thương hại tội nghiệp... để rồi anh nhận ra rằng, xung quanh anh chẳng còn ai, chẳng còn ai có thể giúp anh thậm chí cả người em trai của mình. Cái hình ảnh anh tự hóa trang cho mình, rồi cầm cây đàn guitar ra ga ngồi hát và đặt ngửa cái mũ bên cạnh như một kẻ hát rong là hình ảnh của sự tuyệt vọng đến tận cùng khi tất cả các mối quan hệ trong xã hội của anh dường như chỉ là con số 0 tròn trĩnh khi chẳng ai, không ai có thể hiểu được anh, hiểu được cái hoàn cảnh khinh khủng mà anh đang trải qua.

Hans chính là hình ảnh phản chiếu của ta trong cuộc sống hiện đại, khi mà mỗi người chúng ta đều phải đấu tranh với chính bản ngã của mình để lựa chọn con đường đi trong cuộc đời, đó là đi theo sự lựa chọn của gia đình, hay thoát khỏi gia đình để làm theo cách mà chúng ta tin rằng chúng ta sẽ tự do. Và hơn nữa, đó là sự rành rẽ và nhận ra được những khuôn mặt mà ta gặp trong cuộc đời, đa phần chúng ta đều để ra bên ngoài mình khuôn mặt của một anh hề mà cất vào bên trong khuôn mặt thật của mình, liệu rồi chúng ta có nhận ra trong những mối quan hệ đó, khuôn mặt hề nào thực sự là khuôn mặt đáng để tin tưởng, là một người bạn thực sự, nhưng dù có thế thì sự xung đột của chính bản thân chúng ta với xã hội và những luân lý thường nhật của nó là điều ta không thể tránh được. Câu chuyện của Boll có một tầm rộng lớn về sự bao quát đối với những vấn đề của xã hội từ chính trị cho đến tôn giáo, nhưng ta luôn luôn nhìn thấy trong đó, ở Hans nhân diện của chính mình trong sự bối rối và khó khăn khi tự mình bước đi trong cuộc sống. Sự vấp ngã là tất yếu, nhưng sự vấp ngã đó có khiến ta phải chọn lại con đường tự do ta đã chọn hay không lại là câu chuyện tiếp của mỗi người.

“I am a clown...and I collect moments.” - Heinrich Böll, The Clown

- Tuấn Lalarme -

Thứ Ba, 31 tháng 3, 2015

Hiệu ứng đám đông có lẽ là một phần trong vấn đề hậu ngắm hoa anh đào tại Nhật

理由はThe Crowd Effectsだと思います
Hiệu ứng đám đông mà chúng ta đang đề cập là một hiện tượng tâm lý xã hội tồn tại trong mọi cộng đồng con người và mang đặc tính hai mặt: tích cực và tiêu cực. Chính nhờ có cái đặc điểm tâm lý xã hội này mà có một cộng đồng người cụ thể (từ một nhóm nhỏ, đến một tổ chức, một khu vực dân cư, đến một quốc gia…)
Điểm tích cực; có thể áp dụng trong các phương pháp kinh doanh, kích cầu, giúp đông đảo mọi người nghe theo, tin theo và làm theo.
Tiêu cực khi những thông điệp mang tính “bêu xấu” được truyền đi một cách có chủ đích, có hệ thống, và chuyên nghiệp thì vấn đề càng trở nên nguy hiểm hơn. Trong khi đó, từng cá nhân trong đám đông thường bị “lu mờ lý trí” hay “mê muội” như kiểu bị thôi miên và được dẫn dắt bởi một ai khác hoặc một ý tưởng không phải của mình. Hay đơn giản như vấn đề đang vấp phải ở Nhật Bản.

Hàng năm, cứ khi hoa anh đào ở Nhật nở là lúc các gia đình, đồng nghiệp cùng nhau đi ngắm hoa, trò chuyện và uống rượu dưới bóng cây. Điều này dẫn đến vấn đề tàn hội, say rượu quên đi việc gom vứt rác, người này không vứt, người khi cũng không cho tới khi tất cả công viên. Khác hoàn toàn với hình ảnh sau WorldCup, của cổ động viên Nhật Bản đã cùng nhau nhặt giấy rác xót lại trên sân vận động. Điều này cho thấy, không phải họ thiếu ý thức bảo vệ môi trường mà bởi hiệu ứng đám đông ở đây quá lớn chăng.

新聞
このごと、日本の気温は上がったことで桜の開花〜満開へと進みました。東京の花見の名所でもある上野公園や代々木公園などをはじめ、各地で多くの花見客で賑わいました。
それは、花見のあとの『ゴミ』問題です。毎年、花見のあとに「ゴミだらけ」になることが社会問題として報じられてきましたが、今年も悲しい結果となってしまいました。
どこでも、社会問題があっていますね。日本にもベトナムにもいつまでもあると思います。

Gần đây nhiệt độ của Nhật ấm lên khiến hoa anh đào nở rổ. Tại Tokyo các công viên đã bắt đầu đông người tham quan hơn bởi nhiều người đi ngắm hoa anh đào. Đây là một nét đẹp văn hóa thưởng hoa tại Nhật.
Nhưng việc này cũng kéo theo vấn đề rác thải. Đây là vấn đề thường niên tại Nhật, dù cho đã được cảnh báo nhưng năm nay vẫn mang lại nỗi buồn lớn đánh vào lòng tự trọng của người dân Nhật Bản.

Có lẽ, những vấn đề xã hội như này không chỉ có ở các quốc gia đang phát triển mà còn cả ở Nhật cũng có rất nhiều. Nhắc đến mới thấy nhiều vấn đề tại Việt Nam hiện nay, chặt cây nội đô, cải tiến sách giáo khoa, dự án lấp sông Đồng Nai hay dự án bán huyết hầu cho nhà thầu Trung Quốc gì đó thật dễ gây buồn.~~ Cùng xem tổng hợp những lý do biện pháp khắc phục được dân mạng đưa ra.

理由:
教育に関して、ルールやマナーを守らない人とか規則が厳しくないなど
Lý do dẫn đến việc này do sự giúp dục, không quan tâm đến luật lệ và thiếu phép lịch sự, hoặc do quy tắc chưa đủ mạnh.

対策:
毎年どこの花見でもゴミ問題が社会現象になっていますね。
お酒で酔っぱらうから、ごみを捨てない帰る人がいますから、片付けられんなら飲み食いするな。手ぶらで来るべきです。それとも、飲食禁止にでもしますか。
Đối sách, bỏ đi việc uống rượu, không mang đồ ăn khi ngắm hoa được một bạn trẻ Nhật đưa ra.

Twitter
Facebook: Chôn những người này cùng với rác.
Hay có những người gợi nhớ lại hình ảnh làm cổ động viên Nhật Bản sau WorldCup.