Microsoft đang làm gì?
Microsoft thì không thích Google và ngược lại, đó là điều ai cũng biết. Vào năm 2011, thời điểm Google cùng Samsung giới thiệu chiếc Chromebook chạy Chrome OS đầu tiên (Samsung Series 5 Chromebook), Microsoft đã ngay lập tức chế giễu rằng: "Khi không có kết nối Internet, Chromebook thực sự như một cục gạch".
Thế nhưng chỉ vài tháng trở lại đây, mọi chuyện có biến đổi, "Cuộc chiến giữa Microsoft và Google 2013" Microsoft bỗng nhiên quan ngại thực sự với Chromebook, bằng chứng là họ liên tục công kích vào dòng laptop này, đồng thời phát động chiến dịch Scroogled nhắm thẳng vào Chrome, Chrome OS, thậm chí mới đây Microsoft cũng thuê một anh chàng đi dọc đường phố chỉ để thực hiện phép so sánh giữa Windows 8 và Chromebook. Vậy là Microsoft cũng đã chi kha khá tiền chỉ để chống lại một thứ gọi là "Chromebook".
Trường hợp điển hình "Hãy cẩn trọng với hiệu ứng ngược"
Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ đến trường hợp của iPhone? Chiếc smartphone này trở nên vô cùng nổi tiếng không chỉ nhờ vào Apple có chiến lược marketing phù hợp, mà còn nhờ vào chính các hãng đối thủ. Những Samsung, LG, Sony, HTC khi tung ra sản phẩm mới đều nhấn mạnh "iPhone killer", điều này vô tình làm cho chiếc iPhone ngày càng được nhiều người biết đến. Họ sẽ tò mò rằng: "nó có gì mà tại sao hãng nào cũng lấy ra làm chuẩn mực để so sánh", và họ sẽ mua để biết.
Câu chuyện của Apple iPhone vẫn còn đó, và Microsoft cần rút kinh nghiệm. Nếu họ cứ công kích Chromebook một cách liên tục, họ sẽ phải nhận lại hiệu ứng ngược: đó là khiến cho Chromebook trở nên nổi tiếng hơn và nhiều người biết đến hơn. Và theo các nhà phần tích, nếu cứ mãi tung ra các video quảng cáo chế giễu Chromebook, Microsoft sẽ chỉ khiến cho chiếc laptop giá rẻ chạy Chrome OS trở nên gần gũi hơn với mọi người, và rồi những người dùng phổ thông cũng sẽ biết đến hệ điều hành này.
Chromebook có thể sẽ trở nên nổi tiếng hơn nếu như Microsoft cứ tiếp tục tấn công
Có lẽ quan điểm của Microsoft trong cuộc chiến với Google đó chính là: liên tục chiến đấu và sẽ chỉ có một kẻ thắng, mà theo phó giáo sư kinh tế Neil Malhotra: " Bạn sẽ thấy những quảng cáo công kích nhau giữa các doanh nghiệp sẽ diễn ra thường xuyên hơn khi xảy ra hiện tượng zero-sum".
(Zero-sum là thuật ngữ diễn tả tình huống trong đó nếu một người thu được lợi ích thì người kia sẽ bị thiệt hại tương đương và ngược lại).
Malhotra cũng nhấn mạnh rằng những quảng cáo tấn công nhau không phải là một chiến thuật khôn ngoan, nó sẽ chỉ gây ra ảnh hưởng xấu đế toàn bộ doanh nghiệp trong tương lai.
Chốt lại rằng nếu như Microsoft cứ tiếp tục "Scroogled" Google, về lâu về dài, họ sẽ "Scroogled" chính bản thân họ.
Microsoft thì không thích Google và ngược lại, đó là điều ai cũng biết. Vào năm 2011, thời điểm Google cùng Samsung giới thiệu chiếc Chromebook chạy Chrome OS đầu tiên (Samsung Series 5 Chromebook), Microsoft đã ngay lập tức chế giễu rằng: "Khi không có kết nối Internet, Chromebook thực sự như một cục gạch".
Thế nhưng chỉ vài tháng trở lại đây, mọi chuyện có biến đổi, "Cuộc chiến giữa Microsoft và Google 2013" Microsoft bỗng nhiên quan ngại thực sự với Chromebook, bằng chứng là họ liên tục công kích vào dòng laptop này, đồng thời phát động chiến dịch Scroogled nhắm thẳng vào Chrome, Chrome OS, thậm chí mới đây Microsoft cũng thuê một anh chàng đi dọc đường phố chỉ để thực hiện phép so sánh giữa Windows 8 và Chromebook. Vậy là Microsoft cũng đã chi kha khá tiền chỉ để chống lại một thứ gọi là "Chromebook".
Trường hợp điển hình "Hãy cẩn trọng với hiệu ứng ngược"
Chắc hẳn các bạn vẫn còn nhớ đến trường hợp của iPhone? Chiếc smartphone này trở nên vô cùng nổi tiếng không chỉ nhờ vào Apple có chiến lược marketing phù hợp, mà còn nhờ vào chính các hãng đối thủ. Những Samsung, LG, Sony, HTC khi tung ra sản phẩm mới đều nhấn mạnh "iPhone killer", điều này vô tình làm cho chiếc iPhone ngày càng được nhiều người biết đến. Họ sẽ tò mò rằng: "nó có gì mà tại sao hãng nào cũng lấy ra làm chuẩn mực để so sánh", và họ sẽ mua để biết.
Câu chuyện của Apple iPhone vẫn còn đó, và Microsoft cần rút kinh nghiệm. Nếu họ cứ công kích Chromebook một cách liên tục, họ sẽ phải nhận lại hiệu ứng ngược: đó là khiến cho Chromebook trở nên nổi tiếng hơn và nhiều người biết đến hơn. Và theo các nhà phần tích, nếu cứ mãi tung ra các video quảng cáo chế giễu Chromebook, Microsoft sẽ chỉ khiến cho chiếc laptop giá rẻ chạy Chrome OS trở nên gần gũi hơn với mọi người, và rồi những người dùng phổ thông cũng sẽ biết đến hệ điều hành này.
Chromebook có thể sẽ trở nên nổi tiếng hơn nếu như Microsoft cứ tiếp tục tấn công
Có lẽ quan điểm của Microsoft trong cuộc chiến với Google đó chính là: liên tục chiến đấu và sẽ chỉ có một kẻ thắng, mà theo phó giáo sư kinh tế Neil Malhotra: " Bạn sẽ thấy những quảng cáo công kích nhau giữa các doanh nghiệp sẽ diễn ra thường xuyên hơn khi xảy ra hiện tượng zero-sum".
(Zero-sum là thuật ngữ diễn tả tình huống trong đó nếu một người thu được lợi ích thì người kia sẽ bị thiệt hại tương đương và ngược lại).
Malhotra cũng nhấn mạnh rằng những quảng cáo tấn công nhau không phải là một chiến thuật khôn ngoan, nó sẽ chỉ gây ra ảnh hưởng xấu đế toàn bộ doanh nghiệp trong tương lai.
Chốt lại rằng nếu như Microsoft cứ tiếp tục "Scroogled" Google, về lâu về dài, họ sẽ "Scroogled" chính bản thân họ.
Cuộc chiến giữa Microsoft và Google 2013 - tác giả Kim Đồng