Với sự việc giàn khoan HD-981 của Trung Quốc tại Biển Đông, liệu còn ai mơ hồ về những nguy cơ mà đất nước sẽ phải đương đầu trong giai đoạn lịch sử khắc nghiệt tới? Như các bạn đã thấy rõ chúng ta có chính nghĩa, được các nước tôn trọng thông cảm, và ủng hộ. Nhưng có lẽ chúng ta không thể trông cậy nhiều hơn từ thực tế đó.
Nếu chuyện các nước yêu hoà bình, công lý từ trong ASEAN hay rộng hơn, chưa thể cùng nhau thành bó đũa ngay để bảo vệ mình và cộng đồng, thì trước hết những người cùng một dân tộc muốn đất nước tồn tại, vượt qua thử thách cần phải làm được điều đó. Để giữ được hoà bình, giữ được quyền sống và phát triển, chỉ có một con đường: Tăng cường nội lực. Nội lực có mạnh mới tránh được xung đột – điều mà người Việt Nam không bao giờ muốn gặp lại trên đường đi của mình.
Trong thế giới còn đang giằng xé bởi cuộc cạnh tranh quyền lợi và ảnh hưởng, chúng ta trước hết phải tự lo cho mình thì mới hy vọng đứng vững. Chỉ mười năm trước thôi, chúng ta có bối cảnh quốc tế thuận lợi như thế nào. Bây giờ bối cảnh phức tạp ra sao. Và chúng ta chưa thể biết hết những chuyển biến tốt xấu trong giai đoạn tới. Tác giả của quyển sách “Thế giới phẳng” đang ở Việt Nam. Và khi dẫn dắt câu chuyện liên quan đến Biển Đông, ông cũng không tìm ra cách diễn đạt tốt hơn, là lấy hình ảnh quen thuộc: "Nếu là một bó đũa, bạn không thể bị bẻ gãy".
Quả thật câu chuyện Việt - Trung ở hiện tại có nét tương đồng với "câu chuyện phía trên kia của bản đồ thế giới" giữa Nga và Ukraine. Câu chuyện ngụ ngôn của thế kỉ 21.
"Con gấu nói với Ukraine: Hãy cưới anh, hãy cưới anh, không thì anh sẽ giết em. Và con hổ lớn nói với Việt Nam: Hai bình sữa này quá ngon, anh sẽ uống của anh của em và cả của người ta."
Trên thế giới có những nước nhỏ, nằm trong vòng xoáy xung đột, nhưng vẫn vững mạnh, chẳng ai bắt nạt nổi, chủ yếu là do biết tập trung sức của cả dân tộc để phát triển thành công kinh tế, công nghệ tiên tiến, quân đội tinh nhuệ, tổ chức và quản lý xã hội tối ưu.
Ví dụ điển hình nhất cho lý luận này đó là quân đội Israel họ được ví ngang hàng với Harvard, Princeton và Yale ở Mỹ. Sự thật ở Israel, quá khứ quân ngũ của một người đôi khi còn quan trọng hơn quá khứ học hành của họ. Israel là một quốc gia đối mặt với kẻ thù ở tứ phía, dân số ít ỏi, quân đội là đơn vị đặc biệt nhất ở Israel đảm bảo cho sự sống còn của đất nước. Thanh niên Israel vào quân ngũ trước, học đại học sau. Do đó không đâu trên thế giới sở hữu nhiều quân nhân/cựu quân nhân thành công trên thương trường như Israel. Và Việt Nam chúng ta cũng đang bắt đầu làm điều đó.
Nếu chuyện các nước yêu hoà bình, công lý từ trong ASEAN hay rộng hơn, chưa thể cùng nhau thành bó đũa ngay để bảo vệ mình và cộng đồng, thì trước hết những người cùng một dân tộc muốn đất nước tồn tại, vượt qua thử thách cần phải làm được điều đó. Để giữ được hoà bình, giữ được quyền sống và phát triển, chỉ có một con đường: Tăng cường nội lực. Nội lực có mạnh mới tránh được xung đột – điều mà người Việt Nam không bao giờ muốn gặp lại trên đường đi của mình.
Trong thế giới còn đang giằng xé bởi cuộc cạnh tranh quyền lợi và ảnh hưởng, chúng ta trước hết phải tự lo cho mình thì mới hy vọng đứng vững. Chỉ mười năm trước thôi, chúng ta có bối cảnh quốc tế thuận lợi như thế nào. Bây giờ bối cảnh phức tạp ra sao. Và chúng ta chưa thể biết hết những chuyển biến tốt xấu trong giai đoạn tới. Tác giả của quyển sách “Thế giới phẳng” đang ở Việt Nam. Và khi dẫn dắt câu chuyện liên quan đến Biển Đông, ông cũng không tìm ra cách diễn đạt tốt hơn, là lấy hình ảnh quen thuộc: "Nếu là một bó đũa, bạn không thể bị bẻ gãy".
Quả thật câu chuyện Việt - Trung ở hiện tại có nét tương đồng với "câu chuyện phía trên kia của bản đồ thế giới" giữa Nga và Ukraine. Câu chuyện ngụ ngôn của thế kỉ 21.
"Con gấu nói với Ukraine: Hãy cưới anh, hãy cưới anh, không thì anh sẽ giết em. Và con hổ lớn nói với Việt Nam: Hai bình sữa này quá ngon, anh sẽ uống của anh của em và cả của người ta."
Trên thế giới có những nước nhỏ, nằm trong vòng xoáy xung đột, nhưng vẫn vững mạnh, chẳng ai bắt nạt nổi, chủ yếu là do biết tập trung sức của cả dân tộc để phát triển thành công kinh tế, công nghệ tiên tiến, quân đội tinh nhuệ, tổ chức và quản lý xã hội tối ưu.
Ví dụ điển hình nhất cho lý luận này đó là quân đội Israel họ được ví ngang hàng với Harvard, Princeton và Yale ở Mỹ. Sự thật ở Israel, quá khứ quân ngũ của một người đôi khi còn quan trọng hơn quá khứ học hành của họ. Israel là một quốc gia đối mặt với kẻ thù ở tứ phía, dân số ít ỏi, quân đội là đơn vị đặc biệt nhất ở Israel đảm bảo cho sự sống còn của đất nước. Thanh niên Israel vào quân ngũ trước, học đại học sau. Do đó không đâu trên thế giới sở hữu nhiều quân nhân/cựu quân nhân thành công trên thương trường như Israel. Và Việt Nam chúng ta cũng đang bắt đầu làm điều đó.
Sức mạnh quân đội nhân dân Việt Nam - Dựng phim Sairagon 1988