Thứ Năm, 11 tháng 2, 2016

Tết Nguyên Đán | Tết âm lịch Việt Nam

1. Ngày 23 âm lịch
Tiễn ông Công công Táo về trời
Ông Công được xem là thần đất giữ nhà.
Thả cá chép làm phương tiện cho ông về trời.

2. Tổng vệ sinh, trang trí nhà cửa
Cuối năm quét dọn sạch sẽ nhà cửa, cùng hàng xóm vệ sinh đường xóm. Tắm giặt, mua sắm quần áo mới.
Trang trí: Hoa đào, hoa mai, cây quất

3. Ngày 27-28-29 Bánh chưng
Gói bánh chưng ngày tết, chuẩn bị nguyên liệu (lá rong, gạo, đỗ xanh, thịt lợn). Luộc bánh từ 10 đến 12 tiếng.

4. Ngày 30 âm lịch
Chiều 30, mỗi gia đình sẽ chuẩn bị thức ăn và trái cây được xếp ngay ngắn trên bàn thờ. Ý nghĩa: rước vong linh(linh hồn) ông bà, các cụ

5. Xông nhà, (xông đất)
Đầu năm mới chọn người xông nhà. Người đầu tiên bước vào nhà mình để  đem đến vận may cho gia đình suốt cả năm đó.

6. Hái lộc
Sau khi đón giao thừa, mọi người sẽ cùng nhau đi hái lộc.
Lộc là cây non, có thể hái trong chùa, hoặc mua.
Ý nghĩa: Hy vọng năm mới tài lộc dồi dào, làm ăn thịnh vượng, may mắn và hạnh phúc.

7. Chúc tết, mừng tuổi
Ông bà, con cháu, hàng xóm, bạn bè, chúc nhau những lời chúc tốt đẹp.
"chúc nhau sức khỏe, vạn sự như ý, an khang thịnh vượng, phát tài tài phát lộc…"

8. Lì xì
Tiền cho vào phong bao màu đỏ trơn hoặc có hoa văn vàng trông rất bắt mắt để mừng tuổi cho con cháu, hàng xóm, bạn bè
Mong muốn trẻ con hay ăn chóng lớn, học hành giỏi giang, ngoan ngoãn…

9. Mồng 1 tết cha, mồng 2 tết mẹ, mồng 3 tết thầy.
Bắt nguồn từ cách nghĩ: “Uống nước nhớ nguồn, tôn sư trọng đạo”.

10. Mồng 4 hoặc mồng 5: Hóa vàng
Gia đình sẽ chuẩn bị thức ăn, và đốt giấy tiền.
Có 2 ý kiến:
1 : Người dân hiểu là ngày tiễn tổ tiên về trời.
2 : Ý nghĩa thực tế là rước thần tài về nhà.



Không có nhận xét nào: