Cuộc sống có muôn điều thú vị, 10 hiệu ứng tâm lý phổ biến nhưng kì lạ của mỗi chúng ta
1) Hiệu ứng Halo – nếu một người có ấn tượng tốt thì trong một trường hợp nào đó người đó sẽ “nhìn” vào điểm tốt của người khác. Ngược lại, khi có ấn tượng xấu thì thường xuất hiện những nỗ lực nhìn cái xấu của người khác mà không thèm để ý đến ưu điểm.
2) Hiệu ứng bàng quan (hiệu ứng người chứng kiến) – khi bạn cần sự giúp đỡ trong một tình huống khẩn cấp, càng có nhiều người xuất hiện thì càng có ít khả năng ai đó tự động ra tay giúp đỡ bạn.
3) Bạn tung đồng xu lên và bạn trúng được mặt úp rất nhiều lần. Tưởng rằng lần tới bạn sẽ tung được mặt ngửa. Nhưng thực ra không phải, xác suất rơi ra mặt ngửa cũng vẫn chỉ là 50% mà thôi.
4) Bạn càng đợi một sự kiện gì đó xảy ra thì càng có nhiều khả năng trải qua sự thất vọng. Bạn càng mong đợi nhiều thì cảm giác nhận được càng ít, càng mong đợi ít thì cảm giác nhận được càng nhiều.
5) Hiệu ứng Dunning-Kruger – người có trình độ chuyên môn thấp rất tự tin, nhưng họ đưa ra kết luận sai sót, quyết định không đúng đắn mà từ đó không có khả năng nhận ra lỗi sai của mình. Ngược lại, những người có trình độ chuyên môn cao có xu hướng đánh giá thấp và thiếu tự tin về khả năng của mình hơn.
6) Hiệu ứng vịt con – đây là nguyên tắc tâm lý về sự tò mò, con người đôi khi cư xử như một chú vịt con mới sinh, nó coi vật thể chuyển động đầu tiên nó nhìn thấy là mẹ. Trong trường hợp của con người thì chính những gì bạn “đối mặt”, nhìn thấy, cảm nhận lần đầu tiên mà làm bạn thích, trong tiềm thức bạn sẽ tin những thứ đó là chuẩn nhất và tốt nhất. Ví dụ, phim hoạt hình chúng ta xem từ khi còn nhỏ luôn hay hơn những bộ phim trẻ con xem bây giờ.
7) Hiệu ứng Pygmalion – nếu bạn đặt niềm tin vào một thông tin nào đó, bạn sẽ vô tình hành động sao cho điều đó trở thành hiện thực. Ví dụ, nếu thử giới thiệu bạn bè của bạn với một người bạn khác, rồi nói rằng “cậu sẽ không thích người đó đâu”. Kết quả là bạn của bạn sẽ tỏ ra không thoải mái và không cởi mở khi nói chuyện với người mới làm quen.
8) Nói với người khác rằng bạn mua một món quà cho họ rồi bảo họ đoán món quà đó, bất kỳ câu trả lời nào đều phải nói “không đúng”, họ sẽ nói ra hết những gì họ muốn. Điều này có thể áp dụng để chọn quà sinh nhật, tặng người thân, bạn bè sau này.
9) Khi bạn thức dậy trong lúc đang có giấc mơ đẹp, nhưng không thể ngủ tiếp được dù có cố gắng đến mấy, bạn thường có xu hướng tự nghĩ ra đoạn kế tiếp của giấc mơ.
10) Bạn đọc những điều trên và nhận thấy tất cả đều đúng, sau đó cố gắng ghi nhớ điều số 9, chờ thơi cơ áp dụng, phải không?
1) Hiệu ứng Halo – nếu một người có ấn tượng tốt thì trong một trường hợp nào đó người đó sẽ “nhìn” vào điểm tốt của người khác. Ngược lại, khi có ấn tượng xấu thì thường xuất hiện những nỗ lực nhìn cái xấu của người khác mà không thèm để ý đến ưu điểm.
2) Hiệu ứng bàng quan (hiệu ứng người chứng kiến) – khi bạn cần sự giúp đỡ trong một tình huống khẩn cấp, càng có nhiều người xuất hiện thì càng có ít khả năng ai đó tự động ra tay giúp đỡ bạn.
3) Bạn tung đồng xu lên và bạn trúng được mặt úp rất nhiều lần. Tưởng rằng lần tới bạn sẽ tung được mặt ngửa. Nhưng thực ra không phải, xác suất rơi ra mặt ngửa cũng vẫn chỉ là 50% mà thôi.
4) Bạn càng đợi một sự kiện gì đó xảy ra thì càng có nhiều khả năng trải qua sự thất vọng. Bạn càng mong đợi nhiều thì cảm giác nhận được càng ít, càng mong đợi ít thì cảm giác nhận được càng nhiều.
5) Hiệu ứng Dunning-Kruger – người có trình độ chuyên môn thấp rất tự tin, nhưng họ đưa ra kết luận sai sót, quyết định không đúng đắn mà từ đó không có khả năng nhận ra lỗi sai của mình. Ngược lại, những người có trình độ chuyên môn cao có xu hướng đánh giá thấp và thiếu tự tin về khả năng của mình hơn.
6) Hiệu ứng vịt con – đây là nguyên tắc tâm lý về sự tò mò, con người đôi khi cư xử như một chú vịt con mới sinh, nó coi vật thể chuyển động đầu tiên nó nhìn thấy là mẹ. Trong trường hợp của con người thì chính những gì bạn “đối mặt”, nhìn thấy, cảm nhận lần đầu tiên mà làm bạn thích, trong tiềm thức bạn sẽ tin những thứ đó là chuẩn nhất và tốt nhất. Ví dụ, phim hoạt hình chúng ta xem từ khi còn nhỏ luôn hay hơn những bộ phim trẻ con xem bây giờ.
7) Hiệu ứng Pygmalion – nếu bạn đặt niềm tin vào một thông tin nào đó, bạn sẽ vô tình hành động sao cho điều đó trở thành hiện thực. Ví dụ, nếu thử giới thiệu bạn bè của bạn với một người bạn khác, rồi nói rằng “cậu sẽ không thích người đó đâu”. Kết quả là bạn của bạn sẽ tỏ ra không thoải mái và không cởi mở khi nói chuyện với người mới làm quen.
8) Nói với người khác rằng bạn mua một món quà cho họ rồi bảo họ đoán món quà đó, bất kỳ câu trả lời nào đều phải nói “không đúng”, họ sẽ nói ra hết những gì họ muốn. Điều này có thể áp dụng để chọn quà sinh nhật, tặng người thân, bạn bè sau này.
9) Khi bạn thức dậy trong lúc đang có giấc mơ đẹp, nhưng không thể ngủ tiếp được dù có cố gắng đến mấy, bạn thường có xu hướng tự nghĩ ra đoạn kế tiếp của giấc mơ.
10) Bạn đọc những điều trên và nhận thấy tất cả đều đúng, sau đó cố gắng ghi nhớ điều số 9, chờ thơi cơ áp dụng, phải không?