Thứ Năm, 27 tháng 2, 2014

Ăn thịt chó

Việc lây nhiễm sán dãi chó và ấu trùng sán cực kỳ nguy hiểm. Tại mắt, chúng gây mù. Tại não, dây thần kinh chúng chèn ép gây chứng điên loạn.

Tôi là người không ủng hộ việc ăn thịt chó, nhưng tôi sẽ không phản đối việc ăn nó trên quan điểm đạo đức. Bởi quan điểm này có thể phù hợp với một số đông người này, nhưng không phù hợp với một nhóm người khác. Điều này dẫn đến sự tranh luận và lên án gay gắt nhưng khó giải quyết được vấn đề.

Hình ảnh con chó với phần đông người trên thế giới là một hình ảnh đáng yêu, là một người bạn trung thành, thế nên việc hành hạ con chó đã là một việc rất đáng lên án chứ khoan nói đến việc ăn thịt.

Tuy nhiên với một nhóm người khác thì loài chó cũng như bò, dê, cừu , heo mà thôi. Theo họ, đã là động vật thì con người đều có quyền ăn tất. Tôi muốn phản đối việc ăn thịt chó dựa trên quan điểm của mình về sức khỏe và văn hóa ẩm thực.
Ảnh chỉ mang tính minh họa: Cây nhà lá vườn.

Tranh luận về việc nên hoặc không nên ăn thịt chó ở Việt Nam, tôi cho rằng cũng gần giống với việc đánh bắt và ăn thịt cá heo, cá voi ở Taiji (Nhật Bản).

Văn hóa phương Tây cho rằng cá heo, cá voi là những sinh vật đáng yêu cần được bảo vệ. Tuy nhiên ở Taiji, việc săn bắt cá heo là truyền thống và sinh kế cho cả một vùng cư dân.

Người xem đã rất kinh sợ trước những hình ảnh đẫm máu ở biển và lên án gay gắt hoạt động săn bắt cá heo của người Nhật. Đỉnh điểm là năm 2009, sau khi bộ phim tài liệu “The Cove” đoạt giải Oscar (tác phẩm ghi hình bí mật cảnh tượng săn giết cá heo đẫm máu tại vịnh Taiji) đã gây sự chỉ trích và phẫn nộ cao ngay cả với các nhà lãnh đạo thế giới.

Bất chấp sự ngăn cản của các nhà bảo vệ môi trường, hoạt động đánh bắt cá heo tại Nhật Bản vẫn chưa dừng lại, chỉ đến khi người dân vùng đảo Taiji phát hiện ra một số trẻ em của họ có các dị tật nghiêm trọng về thần kinh trung ương và hệ nội tiết. Do metyl thủy ngân và các độc tố khác tích lũy trong thịt cá heo, cá voi rất cao. (Đọc thêm về Metyl thủy ngân tại đường link trên)

Trở lại chuyện con chó ở Việt Nam, số phận con chó cũng như các con vật trên bàn nhậu, đó là nó bị giết thịt. Việc ăn thịt chó chắc hẳn đã có từ lâu trong nhân gian, phổ biến trong giới bình dân, đặc biệt là ở các tỉnh phía Bắc. Tuy nhiên việc ăn thịt chó có từ khi nào thì không ai rõ.

Chỉ biết rằng thời hoàng kim của phong trào ăn thịt chó độ chừng 30 năm trở lại đây, từ thời phát đạt của các quán nhậu trên phố Nhật Tân, trên đường từ sân bay Nội Bài vào Hà Nội. Với các lý do như vậy, nên theo tôi, việc ăn và chế biến thịt chó là văn hóa ẩm thực là một việc rất khiên cưỡng, ta chỉ nên gọi là thói quen ăn uống.

Mỗi một thói quen ăn uống đều có mặt tích cực và tiêu cực
Từ người Nhật rất nổi tiếng với việc ăn uống vệ sinh và dinh dưỡng, tuy nhiên họ cũng có những vấn đề từ việc ăn đồ sống của mình như tỷ lệ ung thư Dạ dày của người Nhật thuộc nhóm cao hàng đầu trên thế giới.

Và giờ đây người Việt Nam với thói quen ăn uống đường phố không rửa sạch đĩa, chén mà dùng chung nên là vùng đỉnh của tỷ lệ viêm gan, và lao lây qua đường ăn uống.


Sự thật nguy hiểm khi ăn thịt chó
Việc lây nhiễm sán dãi chó và ấu trùng sán dãi chó (Toxocara canis) cực kỳ nguy hiểm. Tại mắt, chúng gây mù. Tại não, dây thần kinh chúng chèn ép gây chứng điên loạn. Tại gan, lách, ấu trùng tạo nhiều u nang làm cho các cơ quan này suy yếu hoặc làm người bệnh tử vong do nhiễm trùng.

EBTeacher - Sự thật nguy hiểm khi ăn thịt chó

Những điều NGAY CẢ HARVARD cũng không dạy bạn

Có một vị thầy giáo làm cho tôi nhớ nhất về việc ông ta đã truyền cảm hứng cho chúng tôi bằng câu chuyện “văn hóa của bọn cướp”, nó được thể hiện một bằng một câu chuyện hư cấu rất hài nhưng mang tính triết lý, đến cả trường đại học Harvard cũng không dạy bạn. 
Tôi muốn chia sẻ câu chuyện như sau:
Hình ảnh trong phim
1. Trong vụ cướp nhà băng được cho là ở Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, một tên cướp hét lên: "Tất cả đứng im, nên nhớ tiền thuộc về Nhà nước, còn mạng sống thuộc về chúng mày!" Mọi người trong ngân hàng nghe xong liền im lặng nằm xuống. Điều này được gọi là: "Cách thức khai tâm - Thay đổi những suy nghĩ theo lối mòn"

2. Có cô nhân viên nằm trên bàn trong tư thế khêu gợi, một tên cướp hét lên: "Làm ơn cư xử văn minh, chúng tôi là cướp chứ không phải những kẻ hiếp dâm!" Điều này được gọi là "Hành xử chuyên nghiệp - Chỉ tập trung vào công việc mà bạn được huấn luyện!"

3. Khi tên cướp quay lại, một tên cướp trẻ hơn (có bằng MBA) nói với tên cướp già hơn (kẻ mới tốt nghiệp hết phổ thông): "Đại ca, có phải đếm xem chúng ta cướp được bao nhiêu?". Tên cướp già gằn giọng: "Mày ngu lắm, bao nhiêu tiền, đếm thế nào được? Đợi đi, tối nay TV sẽ nói chúng ta cướp được bao nhiêu!" Điều này được gọi là: "Kinh nghiệm - Ngày nay thì kinh nghiệm quan trọng hơn giấy tờ, sách vở"

4. Sau khi băng cướp rời khỏi, giám đốc chi nhánh định gọi báo cảnh sát. Kế toán trưởng vội vã chạy đến, thì thầm vào tai ngài: "Đợi đã, hay để 5 triệu chúng ta biển thủ vào trong số bị băng cướp lấy mất!" Điều này được gọi là: "Bơi theo dòng nước - Chuyển đổi những tình huống bất lợi trở thành thuận lợi"

5. Người giám đốc tự nhủ: "Vậy thật tuyệt nếu cứ mỗi tháng lại có một vụ cướp!" Điều này được gọi là: "Hãy loại bỏ những điều khó chịu - Hạnh phúc là điều quan trọng nhất"

6. Ngày hôm sau, TV đưa tin 100 triệu đã bị cướp khỏi nhà băng. Những tên cướp đếm đi đếm lại thì chỉ có 20 triệu. Chúng rất giận dữ: "Chúng ta mạo hiểm mạng sống của mình chỉ để lấy 20 triệu, bọn lãnh đạo chỉ ngồi chơi mà cướp được 80 triệu. Đúng là học hành, có bằng cấp thì chúng nó được ngồi cái ghế đấy, cướp tiền siêu đẳng hơn chúng ta!"
Điều này giải thích tại sao: "Kiến thức thì giá trị như vàng"

KẾT LUẬN: Trong cuộc sống luôn có những điều chúng ta có thể nhanh chóng nhìn ra, có những điều không như chúng ta thấy từ bên ngoài, và chân lý chỉ mang tính tương đối. Quan trọng nhất là thái độ đối với cuộc sống này, hay cách nhìn chúng ta lựa chọn để mang lại vui vẻ, hạnh phúc cho bản thân, cho những người thân xung quanh mình.


EBTeacher - Trích Internet ,
 Những điều NGAY CẢ HARVARD cũng không dạy bạn

Thứ Ba, 25 tháng 2, 2014

Những cú shock mà học sinh, sinh viên nào cũng phải trải qua

Bạn đã từng học cấp 3? Chắc chắn bạn sẽ nhìn các anh chị sinh viên đại học với ánh mắt đầy ngưỡng mộ, bạn mơ ước, khao khát một ngày mình cũng sẽ bước vào giảng đường và phát triển sự nghiệp…

Bạn cũng đã từng học đại học? Chắc chắn bạn sẽ nhìn những anh chị đã đi làm với chức danh nọ kia chuyên viên, phó phòng, trưởng phòng, giám đốc… rất oai, họ kiếm được tiền, họ tự do chi tiêu, họ không phải xin xỏ ai, bạn cũng bắt đầu ước mơ, khao khát một ngày mình cũng được như họ, bước chân vào doanh nghiệp, hoặc tạo lập 1 doanh nghiệp cho riêng bạn.

Nhưng giấc mơ chỉ là ước mơ

Cú sốc thứ nhất: Từ học sinh trở thành sinh viên một trường cao đẳng, đại học

Trái với hình dung của hầu hết các bạn học sinh cấp 3, sinh viên khác lắm, họ năng động, trưởng thành, giỏi vô cùng… Họ được tự do, thoải mái, không phải học một cách gò bó, ít chịu sự quản thúc, rồi được tiếp xúc với nhiều thứ hay ho, những chuyên ngành hoành tráng như Tài chính, Ngân hàng, Pháp luật kinh tế, Quản trị kinh doanh, Kinh tế đối ngoại… nghe hoành tráng thế, to  thế! Nhưng khi bắt đầu học thì sao? 

Những năm đầu tiên của đại học, bạn phải học toàn những môn đại cương "chán nhất quả đất" như Triết học, Kinh tế chính trị, Kinh tế vĩ mô vi mô, Kinh tế lượng, Toán cao cấp… những môn mang đầy màu sắc chính trị, học thuật, chẳng khác gì cấp 3. Có điều sách dày hơn, kiến thức cũng xa vời, khô khan và khó hiểu hơn. 

Phương pháp dạy gần như vẫn thế, đọc và chép, chỉ có điều các thầy cô chẳng quan tâm bạn có chép bài hay không. Năm đầu tiên gần như đã giết chết thói quen học tập hằng ngày mà bạn rèn từ bé tới giờ. Lên đại học rồi, lớn rồi, kiểm tra mới học, thi mới học thôi!

Cú sốc này diễn ra âm thầm, lặng lẽ khiến cho nhiều bạn sinh viên vô cùng chán nản, nó là tiền đề rất xấu cho việc học tập sau đó của các bạn. Rất buồn học đại học như vậy lại là bước lùi của nhiều bạn sinh viên.

Cú sốc thứ hai: Từ sinh viên trở thành cựu sinh viên

Những môn chuyên ngành gắn nhiều với thực tế cuộc sống hơn, đã giúp cho các bạn sinh viên tinh thần phấn chấn hơn một chút, nhưng lại đưa bạn vào một mê cung khác. Những lời lẽ tuyệt vời của các thầy cô đã vẽ ra cho bạn những viễn cảnh tuyệt vời về nghề nghiệp sau khi học xong đại học, về những thành tích lẫy lừng mà những giáo sư, tiến sĩ đạt được. Bạn bắt đầu vẽ ra một viễn cảnh tương lai đầy hứa hẹn với một niềm tin sắt đá rằng cầm tấm bằng đại học trong tay, bạn có thể san bằng cả thế giới!

Và rồi, khi chuẩn bị ra trường, tìm hiểu về công việc, bạn giật mình nhận ra rằng mình đang chẳng có gì trong tay. Những gì bạn được dạy trong trường đại học chỉ là một phần rất rất nhỏ so với yêu cầu của những nhà tuyển dụng. Bạn bắt đầu hoang mang, cú sốc này quá nặng! Vì giờ bạn đã 22 tuổi, không được phép xin tiền gia đình nữa! Không làm việc thì làm gì tiếp theo? Nhiều bạn bắt đầu trách móc sao nhà tuyển dụng nào cũng đòi hỏi kinh nghiệm, đòi hỏi đủ thứ khác trong khi trường không dạy. Điều đó quá vô lý! Nhưng hãy nghĩ lại xem, trong trường hợp này, ai mới là người vô lý?

Lớp QTKD C11 - Quản trị doanh nghiệp sắp tốt nghiệp

Bạn lại phải bắt đầu lại từ đầu, học từ những thứ nhỏ nhất! Ngay cả việc làm 1 văn bản word như thế nào…

Vẫn còn nhiều cơ hội cho những bạn sinh viên vẫn còn đang trên ghế nhà trường nếu bạn thay đổi cách học, cách rèn luyện. Đừng phụ thuộc hoàn toàn vào trường đại học.

Vẫn còn nhiều cơ hội cho những bạn cựu sinh viên đang loay hoay tìm hướng đi, chỉ cần bạn quyết tâm và nỗ lực, bạn vẫn có thể thành công. 

Hãy lấy lại tinh thần và tiếp tục cố gắng, bạn nhé!