Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

Theo bạn: Có bao nhiêu ngôn ngữ trên trái Ðất - Businessman

Hiện nay các nhà ... học tính ra có khoảng 5000 ngôn ngữ trên thế giới. Mỗi ngôn ngữ phát triển theo nhu cầu của người nói, lai giống với những dân tộc láng giềng để sinh ra những chi nhánh mới.

Tuy nhiên số sinh ngữ (langue vivante) luôn luôn thấp dần. Những nhà ngôn ngữ học đoán phỏng chừng cách đây 500 năm có thể có 10 000 ngôn ngữ.  Hiện nay mỗi năm mất khoảng 25 ngôn ngữ và có những chuyên gia nghĩ rằng  từ đây cho tới năm 2100, 90% những ngôn ngữ hiện nay đang dùng sẽ biến mất.

Tiếng Trung Hoa được trên 1,2 tỉ người dùng và hiện tại là một ngôn ngữ phổ biến nhất. (Tuy nhiên, chỉ có chữ viết mới dùng chung cho tất cả những người nói tiếng Hán). Tiếp theo là tiếng Anh với 650 triệu người nói và tiếng Ấn độ hindi-ourdou 550 trìệu người dùng. Tiếng Pháp đứng hạng thứ 10 (150 triệu). Tiếng Việt đứng thứ ...

Trong các thứ tiếng phong phú này, thì có trên một nghìn bốn trăm thứ tiếng hoặc không được công nhận là thứ tiếng độc lập, hoặc sắp bị tiêu vong. Có khoảng hai mươi thứ tiếng hầu như ngày nay không còn ai biết nói nữa, ba phần tư các thứ tiếng trên thế giới còn chưa có chữ viết. Chỉ có khoảng 500 thứ tiếng đã được người ta nghiên cứu tương đối đầy đủ.

Theo thống kê của "10 vạn câu hỏi vì sao" thì: Trên thế giới có khoảng mười ba thứ tiếng mà số người sử dụng lên tới trên năm mươi triệu. Trong số đó tiếng Hàn, tiếng Anh, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga đều có trên một trăm triệu người trên thế giới sử dụng. Tiếng Pháp tuy có số người sử dụng không tới một trăm triệu nhưng lại có đến 26 quốc gia lấy tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính thức. Camơrun là một nước nhỏ ở miền Tây châu Phi, nghe nói nước này có trên một nghìn thứ tiếng. Trên thế giới thứ tiếng có số người sử dụng ít nhất là Oat, chỉ có 50 người nói.
Lại có một thứ tiếng nhân tạo đó là Quốc Tế Ngữ là một thứ tiếng bổ trợ trên thế giới. Các nước trên thế giới đều có người biết sử dụng. Về đặc trưng và cấu tạo ngôn ngữ, Quốc Tế Ngữ tập hợp nhiều điểm ưu việt của các ngôn ngữ châu Âu:
- Có từ sở hữu, từ quan hệ đứng sau danh từ;
- Mạo từ, tính từ, từ chỉ số lượng đứng trước danh từ;
- Vấn đề hỏi đáp đứng đầu tiên trong một câu ngữ pháp.
Và rất nhiều ưu điểm được liệt kê ra nữa, nhưng dù sao với riêng tác giả thử thách với tiếng Nhật vẫn đặc biệt nhất.


Bài viết cùng các tài liệu khác nhau

"Gia phả" họ chim cánh cụt như thế nào - Businessman

Trước hết cần phải xem wikipedia viết gì về loài này. "Chim cánh cụt hay còn gọi là chim cụt cánh (bộ Sphenisciformes, họ Spheniscidae - lấy theo chi Spheniscus nghĩa là hình nêm) là một bộ chim không cánh sinh sống dưới nước là chủ yếu tại khu vực Nam bán cầu"
Trong phim: Vũ điệu chim cánh cụt
Môi trường cực kỳ khắc nghiệt ở Nam cực đã buộc các sinh vật bậc cao rút lui khỏi lãnh địa của nó. Ngay cả các động vật lớn có thể chịu được cái rét - 80 độ C của Bắc cực như gấu trắng, voi biển... cũng không hề có mặt ở cực Nam. Vậy mà những chú chim cánh cụt lại có thể làm được điều đó.
Để hiểu vì sao, chúng ta cần phải xem lại “gia phả” của chúng. Trước hết, cánh cụt là một loài chim bơi ở dưới nước cổ xưa nhất. Có thể nó đã đến đây định cư từ trước khi châu Nam cực mặc "áo giáp băng". Do diện tích đất liền hẹp, mặt biển rộng, nên nơi đây có thể coi là khu vực phồn thịnh nhất trong các thủy vực, với nguồn thức ăn phong phú, trở thành vùng đất tốt cho cánh cụt trú ngụ.
Sau nữa, do kết quả tôi luyện trong gió và bão tuyết qua hàng ngàn vạn năm, lông trên toàn thân của cánh cụt đã biến thành lớp lớp dạng vảy gắn chặt. Với loại “chăn lông” đặc biệt này, nước biển không những khó thẩm thấu, mà dù cho nhiệt độ có xuống tới -100 độ C, chim cũng không hề hấn gì. Đồng thời, lớp mỡ dưới da của nó rất dày, nên càng đảm bảo giữ nhiệt cho cơ thể.
Thêm nữa, châu Nam cực không có thú ăn thịt, thế là cánh cụt đã có được một mảnh đất khá an toàn. Chẳng thế mà khi các nhà nghiên cứu đặt chân lên mảnh đất tận cùng thế giới này, chim cánh cụt không những không bỏ chạy, mà còn đón tiếp họ với thái độ rất thân mật và tò mò.
Bao giờ có tiền mua máy bay riêng chúng ta sẽ đến đó nhé.



Bài viết cùng các tài liệu khác nhau